Vì sao cá chuồn biết bay

Trên mặt biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khi mọi người đi tàu qua có lúc sẽ đột nhiên nhìn thấy một đàn cá ánh bạc phóng lên từ biển. Chúng có hàng trăm con tập trung lại có thể phóng lên không trung cách mặt nước vài mét rồi bay xa vài chục mét, thậm chí trên trăm mét.

Đi tìm lời giải cho loài cá biết bay

Loài cá biết bay này được gọi là cá chuồn, vì sao cá chuồn biết bay?

Cá chuồn có một cơ thể rất rắn chắc, vây ngực rất dài, lại nằm sát vào 2 bên mình, vây đuôi ở dưới dài hơn ở trên, kết cấu này của vây giúp cá chuồn có đủ các điều kiện để bay.

Trước khi cá chuồn bay lên, đầu tiên là quẫy vây ngực, đuôi quạt mạnh sang 2 bên, nâng tốc độ bơi lên nhanh nhất. Sau đó dựa theo lực nâng do vây ngực tạo ra và lực đẩy về phía trước do vây đuôi tạo ra phóng lên khỏi mặt nước.

Khi cá chuồn vọt mạnh khỏi mặt nước, cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà bay xa một chút. Về thực chất thì cá chuồn không thể bay được, đó chỉ là lượn thôi.

H.T (Theo Hỏi đáp khoa học)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video