Vì sao các quốc gia giàu có nhất không phải lúc nào cũng là nơi hạnh phúc nhất thế giới?

Hạnh phúc không phải được đo bằng của cải vật chất mà nó là mức độ hài lòng cuộc sống của cư dân sinh sống tại đất nước đó.

Người Phần Lan vẫn luôn định nghĩa rất đơn giản về sự hạnh phúc như vậy. Theo báo cáo của Hạnh phúc Toàn cầu (WHR) công bố vào tháng 3 năm nay, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, một phần bởi người dân nơi đây tin tưởng tuyệt đối và hoàn toàn hài lòng với các chế độ của quốc gia cũng như sự cân bằng hài hòa giữa công việc và đời sống.

Vài thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân và nhiều người khác đang dần tích cực dùng mức độ hạnh phúc để đánh giá sự tiến bộ xã hội.

Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã ban hành một báo cáo thường niên gọi là báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu (WHR). Trong số 35 nước thành viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có đến 34 nước đưa các dữ liệu về hạnh phúc vào báo cáo thống kê của quốc gia. Thậm chí, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất còn có một Bộ trưởng Hạnh phúc.


Mức đo hạnh phúc là mức độ hài lòng cuộc sống của cư dân sinh sống tại đất nước đó.

Các nhà kinh tế cho biết chính GDP tăng trưởng chậm và sự hạn chế của thước đo tiêu chuẩn toàn cầu về sự tăng trưởng đã thúc đẩy nghiên cứu về các chỉ số hạnh phúc. Thực tế, các quốc gia hạnh phúc nhất, theo WHR, không hẳn là các quốc gia giàu có nhất.

Ví dụ, trong báo cáo năm nay Hoa Kỳ rớt xuống đứng thứ 18, một phần bởi sự suy yếu của hệ thống trợ cấp xã hội.

Jan-Emmanuel De Neve, nhà kinh tế đại học Oxford, cộng tác viên của WHR nói: "Về mặt chính sách, chúng tôi luôn cảm thấy phát triển vì mục đích tăng trưởng thì không thể coi là hạnh phúc của nhân loại được".

Kết quả báo cáo WHR được lấy từ dữ liệu của cuộc khảo sát Gallup World Poll bao gồm các câu hỏi về hỗ trợ xã hội và quyền tự do lựa chọn như "Nếu bạn gặp phải phiền toái, bạn có người thân hay bạn bè có thể tin tưởng nhờ giúp đỡ hay không?" hay "Bạn hài lòng hay không hài lòng về việc bạn có quyền tự do lựa chọn những điều bạn làm trong cuộc sống của mình?".

Giáo sư De Neve nói: "Chúng tôi không đặt ra bất kỳ định nghĩa nào cả. Mà để họ tự mình nhận định".

Dữ liệu hạnh phúc giúp các quốc gia xác định và đặt ra các điều kiện phúc lợi, đôi khi theo những cách thật bất ngờ. Một thập kỷ trước, chính phủ Scotland đã ban hành một khuôn khổ hạnh phúc với ảo mộng là một Scotland giàu có hơn, công bằng hơn, nhạy bén hơn, lành mạnh hơn, an toàn hơn, vững chắc hơn và xanh hơn. Áp dụng các chỉ số về hạnh phúc, chính phủ này đã quyết định hợp nhất tám lực lượng cảnh sát thành một.

Chỉ số hạnh phúc cũng có thể dự đoán hành vi con người tốt hơn. Ví dụ, trong giai đoạn đầu của Mùa Xuân Ả Rập, chỉ số hạnh phúc dự báo về tình trạng bất ổn trong khu vực tốt hơn là sự tăng trưởng kinh tế. Hay vụ bỏ phiếu "Brexit", bầu cử Tổng thống Trump và các làn sóng dân túy khác cũng dễ hiểu hơn khi nhìn qua lăng kính hạnh phúc.

John Helliwell, nhà kinh tế người Canada và công tác viên của WHR nói rằng trong các điều khoản của chính sách di cư, tiêu chí hạnh phúc là một cách rõ ràng để đánh gia được di cư có thành công hay không, đó cũng là trọng tâm của báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu 2018.

Dân di cư sau cùng gần như đều hạnh phúc như cư dân của đất nước mà họ di cư đến. Điều đó chứng tỏ rằng hạnh phúc của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng sống của cả cộng đồng.


Hạnh phúc của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng sống của cả cộng đồng.

"Không thể mang cả 1 tỷ người đến Helsinki (thủ đô của Phần Lan) và Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch)... Mà phải tự hỏi rằng: "Điều gì khiến những đất nước đó trở thành những nơi đáng sống đến thế?"... Không phải do người Na Uy có dầu mỏ, người Đan Mạch có công nghệ cao hay người Helsinki có các phương tiện truyền thông tốt. Mà những nơi đó đáng sống là bởi cái cách mà họ nghĩ về nhau, giúp đỡ và đối nhân xử thế với nhau. Và tất nhiên, điều đó có thể được hoàn thiện ở bất kỳ nơi đâu trên hành tinh này".

Helliwell đã chứng kiến nhiều cách đo sự hạnh phúc tại nhiều thành phố và nơi làm việc.

Như ở Boston, năm 2016 các nhà chức trách của thành phố đã tạo ra một "CityScore" để theo dõi sự hạnh phúc bao gồm cả cảm giác an toàn của cư dân. Sau sự tụt dốc về mức độ an toàn thì họ đã tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng phải mất một thời gian dài để thành phố này thiết lập và giữ vững lại bằng cách giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để khôi phục mức độ hạnh phúc trở lại như ban đầu.

Helliwell nói: "Nếu coi hạnh phúc của tất cả mọi người là một vấn đề nghiêm túc thì thường bạn sẽ có xu hướng cho họ cơ hội để mắc sai lầm, để học hỏi cùng nhau và để chơi đùa cùng nhau".

Cập nhật: 02/07/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video