Vì sao chim cánh cụt đi lạch bạch?

Bảo tồn năng lượng là yếu tố quan trọng sống còn với những loài động vật ở xứ sở băng giá. Chẳng hạn, kiểu đi lắc lư lạch bạch ngộ nghĩnh của loài chim cánh cụt chính là một cách thức thông minh để chúng đạt được điều ấy.

TS Rodger Kram (Trường đại học California, Berkeley, Mỹ) đã thực hiện thí nghiệm trên loài cánh cụt hoàng đế tại công viên thế giới biển San Diego. Năm con chim cánh cụt đã được cho đi bộ qua một cái sân đặc biệt để đo lực mà chúng sử dụng khi lắc lư.

Theo đó, với chim cánh cụt, đi bộ là “sự hoang phí năng lượng” bởi vì chúng có đôi chân quá ngắn và phải sản sinh lực thật nhanh bằng cơ bắp để chuyển đến đôi chân này. Tuy nhiên, chim cánh cụt đã tìm ra một cách cân bằng tối ưu là đi lệch người về hai bên. Chuyển động lạch bạch của loài chim cánh cụt tương tự như chuyển động của một con lắc.

Khi nghiêng người sang mỗi bên, trọng tâm cơ thể của chúng được nâng lên. Bởi nếu không có vận động này, các cơ bắp sẽ phải thực hiện việc đó. Cách di chuyển này giúp chim cánh cụt tiết kiệm được tối đa năng lượng.


(Ảnh: TTO)

NGUYỄN SINH

Theo ABC News, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video