Vì sao chúng ta không ngã khỏi giường khi đang ngủ?

Có người cho rằng khi ngủ chúng ta hoàn toàn vô thức và không biết chuyện gì xảy ra xung quanh. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.

Khi ngủ, cơ thể và bộ não vẫn làm việc để giúp cho chúng ta khỏe mạnh. Trong lúc ngủ chúng ta vẫn có một chút ý thức về nơi mình đang ngủ.

Cơ thể chúng ta biết được là mình đang di chuyển và ở đâu nhờ có một giác quan gọi là “cảm nhận trong cơ thể” tức là ý thức về sự vận động và vị trí cơ thể. Nó giống như một “giác quan thứ sáu” giúp cho cơ thể biết được chúng ta đang ở đâu và mối liên hệ giữa các bộ phận của cơ thể với nhau.

Khi thức, giác quan thứ sáu này giúp chúng ta không va quệt vào các đồ vật xung quanh khi đi lại hoặc là biết giữ thăng bằng, không bị ngã. Có người cho rằng giác quan này không hoạt động khi chúng ta ngủ. Nhưng sự thực là khi ngủ cơ thể vẫn làm việc nên giác quan này cũng vẫn làm việc.

Ngay cả khi đang ngủ, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được là mình có thoải mái hay không và giác quan thứ sáu hoạt động để chúng ta biết được mình đang nằm đâu ở trên giường. Nhờ đó mà chúng ta không bị ngã khỏi giường.

Tuy nhiên khi còn nhỏ thì giác quan này chưa phát huy tối đa hoạt động của nó. Đây chính là lí do vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ngã khỏi giường. Càng lớn thì chúng ta càng có cảm nhận tốt hơn, vì thế trẻ lớn hơn và người lớn ít khi bị ngã khỏi giường.

Một giấc ngủ có nhiều giai đoạn khác nhau

Giấc ngủ của chúng ta không đều đặn suốt cả đêm mà trải qua các giai đoạn khác nhau, từ ngủ nông đến ngủ sâu rồi lại lặp lại.

Một giai đoạn quan trọng của giấc ngủ, khi chúng ta có những giấc mơ thú vị nhất, được gọi là giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement) hay còn gọi là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Đó là khi mắt chúng ta chuyển động để cố gắng nhìn được mọi thứ đang xảy ra trong giấc mơ. Trong giai đoạn này, bộ não gửi tín hiệu cho cơ thể để ngừng chuyển động nên hiếm khi chúng ta thức dậy hoặc ngã khỏi giường trong giai đoạn này.

Nếu bộ não và cơ thể không truyền nhận tín hiệu và thực hiện mệnh lệnh tốt thì chúng ta sẽ có những hành động như trong giấc mơ.

Không nhận được tín hiệu

Đôi khi bộ não của một số người không gửi tín hiệu này đi khiến cho những người này hành động như những gì họ mơ thấy. Hiện tượng này được gọi là “rối loạn hành vi REM”, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.

Đã có những câu chuyện về những người bị chứng rối loạn này, như là họ vỗ về một con mèo trong tưởng tượng hoặc có khi là tự làm đau chính mình do nhảy ra khỏi giường trong khi vẫn đang ngủ. Hầu hết những người này khi thức dậy đều không biết họ đã làm như thế nếu người khác không kể lại cho họ biết.

Giấc ngủ rất quan trọng để giúp trẻ em lớn lên và tất cả mọi người được khỏe mạnh. Giấc ngủ có thể làm lành các vết thương và làm cho chúng ta vui vẻ, nhưng trong lúc ngủ cơ thể và bộ não vẫn tiếp tục làm việc.

Cập nhật: 17/08/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video