Vì sao kem chống nắng có thể chống được nắng?

Chúng ta đều biết rằng nếu để phơi trần da ra ngoài ánh nắng thì chẳng mấy chốc da sẽ đỏ lên, để lâu hơn nữa có thể bong da đau rát. Những người dân chài ngày đêm bám biển, da sậm đi vì nắng gió. Đó là hiện tượng da bị già đi trước tuổi do là kết quả của việc chịu đựng quá mức tia cực tím của ánh sáng mặt trời.

Tia cực tím tuy có khả năng diệt khuẩn, nhưng nó cũng làm tổn thương tế bào cutin của mặt da. Nếu nhẹ thì nổi lên những vết ban đỏ, rát, nếu nặng sẻ rộp nước thậm chí sạm đi và gây ung thư da.

Trong kem chống nắng, ngoài chất dầu và nước giống như các loại kem thường khác, còn cho thêm chất chống nắng có thể phản xạ tia cực tím. Loại kem chống nắng sản xuất ra sớm nhất, có chứa loại bột thể rắn như: kẽm oxy hoá, bột tan, kao lanh, titan oxy hoá. Chúng đều có thể phản xạ tia cực tím chống nắng có hiệu quả.

Về sau, kem chống nắng có thêm chất hấp thụ được tia cực tím. Chúng là những chất hữu cơ phức tạp có khả năng hấp thụ mạnh tia cực tím. Như chất P.laminô bendôic axít têtra este. Nó có thể hấp thu 99%  tia tử ngoại chiếu đến da. Cho nên nó có hiệu quả rất lý tưởng đối với việc chống nắng.

Đặc biệt là người ta đã phát hiện ra 1 số cây lá, hoa và quả chứa 1 số chất lỏng có khả năng hấp thu tia tử ngoại. Chẳng hạn như chất dầu  của dưa chuột hay là chất lỏng trong lá của cây lô hội có thể cho vào trong mỹ phẩm để chế thành kem chống nắng, dầu chống nắng và nước chống nắng. Những người hoạt động ngoài trời lâu dài nên bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da.

Theo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video