Vì sao khi ngựa gãy chân, lựa chọn duy nhất còn lại cho chúng là an tử?

Có một sự thật đáng buồn về loài ngựa mà không phải ai cũng biết.

Là một trong những giống loài được thuần hóa gần gũi nhất với con người, ngựa đã là bạn của nhân loại trong hàng nghìn năm. Trong đa số trường hợp, chúng gắn bó với con người và cùng chia sẻ vô số công việc trong lao động, thể thao... Chưa kể, một số giống ngựa rất đắt và khó kiếm, vậy nên việc phải an tử một chú ngựa là điều không người chủ nào mong muốn.

Tuy nhiên, có một sự thật không phải ai cũng biết là một khi ngựa gãy chân hoặc chấn thương nặng ở chân, lựa chọn duy nhất còn lại cho chúng, tiếc thay, chính là an tử. Có một sự thật là ngựa được tạo hóa "thiết kế" để đứng gần như suốt cả đời - kể cả khi ngủ, điều này là bởi chúng là loài bị săn mồi và việc luôn đứng giúp chúng chạy thoát khỏi móng vuốt kẻ thù.


Ngựa đã là "bạn tốt" với con người trong nhiều nghìn năm.

Theo chia sẻ của các chuyên gia về thú y, có nhiều lý do cho việc phải an tử một con ngựa khi nó đã gãy chân.

Đầu tiên, móng ngựa sẽ bắt đầu gặp vấn đề nếu chúng không được di chuyển nhiều ở chân đó hoặc chỉ dùng 3 chân để đỡ trọng lượng cơ thể. Móng ngựa vốn là những chiếc móng khổng lồ, tương tự như móng tay của chúng ta, đằng sau chúng là phần xương có hình nêm chĩa xuống đất.

Mặc dù ngựa có thể đứng 3 chân khi ngủ, nhưng đó chỉ là trong thời gian ngắn và có thể thay phiên. Với khối lượng hàng tạ của chúng, nếu liên tục phải dựa vào 3 chân để đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể, áp lực lên 3 bộ móng sẽ rất lớn, gây sưng, đau và thậm chí tách xương khỏi móng, hay thậm chí viêm móng, gây đau đớn, nhiễm trùng, chấn thương nặng hơn và hàng loạt vấn đề y tế nan giải khác và tệ hơn là khiến các chân lành dần "vô dụng".

Đến lúc này, bạn có thể hỏi sao không để chúng nằm nghỉ? Vấn đề là, ngựa cũng không thể nằm nghỉ liên tục như nhiều loài động vật khác được, nhất là trong thời gian dài. Việc không di chuyển sẽ tác động xấu/gây thoái hóa móng và cơ bắp của chúng (nhớ lại: ngựa được "thiết kế" và chọn lọc tự nhiên để luôn đứng). Hơn nữa, áp lực từ cơ thể của chúng sẽ gây giảm tuần hoàn máu ở bên phía chạm đất.


Ngựa đôi khi có nằm, nhưng chúng không thể nằm quá lâu để chờ lành vết thương.

Chỉ trong vòng 2-4 tiếng không được lật người lại, chúng có thể bị tổn thương cơ bắp và thần kinh, đó là lý do khi phẫu thuật, các bác sĩ phải sử dụng những miếng đệm khổng lồ để chúng nằm lên nhằm giảm áp lực từ chính cơ thể chúng. Vấn đề lớn là xương mất hàng tháng để lành - chúng không thể cứ nằm yên như thế vài tháng được, thời gian là quá dài.

Một số người thông minh có thể nghĩ rằng chúng ta nên thiết kế những bộ treo đặc biệt để chúng có thể đứng thẳng mà không chịu áp lực quá lớn lên các chân lành. Tuy nhiên, biện pháp này cũng gặp vấn đề là tạo áp lực lên phần bụng và ngực, gây đau đớn và khó thở.

Tiếp theo là một loạt các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng ở một loài ăn cỏ để hồi phục xương.

Cuối cùng, vì lý do nào đó mà khi gãy chân, ngựa phản ứng rất tiêu cực và điên cuồng. Chúng có thể hoảng loạn và bắt đầu chạy tán loạn, đủ khiến vết thương nặng thêm, thậm chí khiến xương gãy đâm qua thịt, gây nhiễm trùng, hoặc rách cơ, bong gân, vô số chấn thương khác...

Nói tóm lại, gần như không có cách nào cứu chúng một khi chúng đã mất bộ phận có thể coi là quan trọng hàng đầu trong hệ vận động.

Cập nhật: 13/08/2024 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video