Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Dù muỗi hút máu và truyền một số loại bệnh từ người này sang người khác nhưng đáng chú ý là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không truyền HIV, vì nhiều lý do. Vậy vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV mà muỗi lại không bị bệnh?

HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi). Các nhà khoa học đã chứng mình rằng: muỗi không phải là những “chiếc kim tiêm biết bay” nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. HIV lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con (Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).


HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi).

Có nhiều lý luận để giải thích tại sao HIV không lây qua đường muỗi đốt. Trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon – cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ giải thích rằng, trước hết, khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV.

Ngoài ra, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng.

Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang siêu vi khuẩn máu từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.

Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể.

Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong 15 năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này. Hay ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện từng đàn vào mùa mưa.

Vì vậy, các bạn không nên lo ngại về việc HIV lây qua đường muỗi đốt. Các bạn có thể thoải mái tiếp xúc với người nhiễm vì các tiếp xúc thông thường như ngồi chung, ăn chung, ngủ chung giường,... đều không làm lây nhiễm HIV.

Cập nhật: 13/12/2018 Theo vicare
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video