Vì sao ngón tay cái chỉ có 2 đốt?

Bàn tay con người có 5 ngón, trừ ngón cái ra thì tất cả những ngón còn lại đều có 3 đốt, chỉ có ngón cái là 2 đốt. Tuy nhiên, chức năng của ngón cái lại chiếm một nửa chức năng của bàn tay, nếu không có ngón cái thì cả bàn tay sẽ không còn linh hoạt được nữa. Vì sao ngón cái chỉ có 2 đốt?

Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn.

Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.


Hình ảnh bàn tay được tạc tượng nhìn rõ thấy các đốt của ngón tay (Ảnh: crazyus)

Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái chỉ có 1 đốt, đương nhiên sẽ gặp quá nhiều bất tiện, không linh hoạt. Còn nếu có đến tận 3 đốt (hoặc hơn) thì lại gây dư thừa, yếu ớt, không tạo được đủ lực cần thiết. Để kiểm chứng, các bạn có thể so sánh lực tạo ra của ngón cái và 1 trong 4 ngón bất kỳ còn lại. Nói tóm lại sau hàng trăm ngàn năm tiến hóa, cấu trúc của bàn tay và cụ thể là các ngón tay được tối ưu hóa, thuận lợi nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người cho việc cầm nắm, sử dụng từ các đồ vật đơn giản đến phức tạp.

Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm...

Và ngón cái quan trọng đến mức, John Napier, 1 nhà toán học, vật lý học thời xưa từng nói: "Nếu bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì 1 cái kẹp lệch".

Cập nhật: 31/03/2020 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video