Người xưa thường thả cá hoặc rùa xuống giếng sâu sau khi đào xong. Rốt cuộc đâu là nguyên nhân?
Nước có vai trò quan trọng cho sự sống. Vào thời xa xưa, đào hay khoan giếng là một trong những cách tốt nhất để con người có được nguồn nước vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Đây cũng là một cách phá bỏ sự phụ thuộc của con người vào ao, hồ, sông, suối. Để thích ứng với những điều kiện địa tầng khác nhau, một số giếng nước có dạng thẳng đứng hoặc chéo. Nhưng nhìn chung phần lớn giếng nước có dạng thẳng đứng.
Trước khi con người biết đào giếng, nước uống hay nước sinh hoạt đều được lấy từ sông, hồ. Điều này sẽ gây ra hai vấn đề:
- Thứ nhất, quá trình lấy nước rất rắc rối. Bởi hầu hết nhà cửa của người dân sẽ không được xây dựng cạnh sông, hồ, nhằm tránh nguy cơ bị ngập khi có lũ lụt. Hơn nữa, việc lấy nước từ sông, hồ cũng mất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, nếu có giếng gần nhà, quá trình lấy nước rất nhanh chóng và tiện lợi.
- Thứ hai, vì chất lượng nước kém, nên nước sông, hồ không thể trực tiếp sử dụng làm nước uống. Nguyên nhân là do sông, hồ có số lượng lớn sinh vật sống. Chúng có thể làm ô nhiễm nước. Đặc biệt, ở thời xa xưa, y tế vẫn chưa phát triển nên nếu con người uống nước không sạch rất dễ xảy ra vấn đề về sức khỏe. Nước trong giếng lọc qua các lớp đất, đá sẽ có chất lượng tốt hơn so với nước sông, hồ.
Đào giếng là một trong những cách thuận tiện nhất cho người dân thời xưa có được nguồn nước ngọt sạch.
Người xưa thường đào giếng sâu để tận dụng mạch nước ngầm trong lòng đất. Vào thời xưa, khi khoa hoc - công nghệ chưa phát triển nhiều, năng suất lao động vẫn còn thấp, giếng nước được coi là nguồn sống. Những nhà có giếng nước riêng thuộc gia đình tương đối giàu có. Do đó, ở một số nơi nguồn nước khan hiếm, nhiều gia đình gả con không dựa vào sự giàu có hay nhà cửa. Thay vào đó, họ còn chú trọng tới vấn đề xem nhà đối phương có giếng nước hay không.
Giếng nước tuy có nhiều ưu điểm nhưng để xây được một cái giếng phù hợp lại là điều khó khăn:
- Thứ nhất, đào giếng phụ thuộc vào điều kiện nguồn nước ngầm. Do đó, nếu một nơi không đủ nước ngầm thì sẽ khó phù hợp để khoan giếng.
- Thứ hai, điều kiện địa chất ở nhiều nơi rất kém. Chẳng hạn, một số khu vực thường xuyên xảy ra các thảm họa động đất thì rất khó để tiến hành đào giếng.
Việc chọn địa điểm đúng mạch nước ngầm, đào giếng với độ sâu ra sao để luôn có nước là một thử thách không hề dễ dàng. Tuy nhiên, vào thời xưa, sau khi đào xong một cái giếng, người dân thường không sử dụng ngay. Thay vào đó, họ sẽ thả một con cá hoặc con rùa vào giếng nước. Vì sao người dân thời xưa lại làm như vậy?
Hóa ra việc làm kỳ lạ này xuất phát từ 4 nguyên nhân.
Lý do người xưa thả cá hoặc rùa xuống giếng sâu
Rùa có yêu cầu cao về môi trường nước, đồng thời là loài vật mang lại điềm lành.
Thứ nhất, vào thời xưa, rùa là loài vật mang lại điềm lành. Hơn nữa, trong thần thoại ở Trung Quốc, có một vị thần tên là Huyền Vũ. Linh vật của Huyền Vũ có hình con rắn quấn quanh con rùa, đại diện cho yếu tố thủy và hướng bắc. Vì vậy, thả rùa vào giếng được coi như là một hình thức thể hiện mong ước thần nước có thể che chở, bảo vệ nguồn ngước luôn được sạch, đầy ắp của người dân.
Giếng là nguồn nước sinh hoạt của cả gia đình. Do đó, nếu nước giếng sạch và luôn đầy ắp được coi là có thể mang lại may mắn cho gia đình.
Thứ hai, ngăn ngừa ngộ độc
Nước giếng được lấy từ mạch nước ngầm nên có nhiều tạp chất và các kim loại nặng, một số vi khuẩn có hại. Do đó, sau khi đào giếng xong, nếu người dân uống loại nước này ngay lập tức thì có thể sẽ gặp vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, vào thời xưa, người dân phần lớn không hiểu vấn đề dư thừa kim loại nặng là gì. Thay vào đó, họ chỉ biết rằng nước giếng có vấn đề khi một số người dân uống nước xong bị đau bụng. Vì vậy, họ nghĩ ra cách thả một sinh vật sống vào giếng nhằm kiểm tra chất lượng nước có độc gì không. Sau vài ngày, nếu rùa hoặc cá vẫn còn sống, có nghĩa là nước giếng không có vấn đề gì. Từ đó, người dân có thể lấy nước từ giếng để sử dụng hàng ngày.
Thả cá hoặc rùa xuống giếng mới đào giúp người xưa kiểm tra chất lượng nước và đề phòng nguy cơ bị đầu độc.
Thứ ba, ngăn chặn người khác đầu độc
Ngoài việc xem nước trong giếng có chất độc không, thả rùa hoặc cá xuống giếng còn có thể giúp kiểm tra nguồn nước có bị đầu độc hay không. Vào thời xưa, giếng thường là nguồn nước được nhiều hộ gia đình hoặc cả làng sử dụng. Do đó, nếu một số tên trộm có ý định cướp phá dân làng thì thường chọn cách đầu độc vào giếng, nguồn nước chung của cả làng.
Thả cá hoặc rùa xuống giếng có thể ngăn cản hành vi đầu độc của một số người. Bởi nếu giếng nước bị đầu độc, sinh vật sống trong giếng sẽ chết trước. Khi nhận thấy điều này, người dân sẽ không lấy nước ở giếng, từ đó tránh được nguy cơ bị ngộ độc.
Thứ tư, đối phó với các sinh vật khác trong giếng
Trong môi trường sống như giếng nước rất dễ xuất hiện rêu. Nếu lượng rêu nhiều có thể gây hại cho chất lượng nước. Hơn nữa, trong nước giếng cũng có thể tồn tại nhiều loại côn trùng. Nuôi cá hoặc rùa trong giếng sẽ giúp loại bỏ được những sinh vật gây hại có trong nước giếng.