Tại sao nước biển lại mặn?

Đá bị xói mòn trên các lục địa có chứa muối và theo sông chảy ra biển. Trên thực tế, các sông nước ngọt có mang theo một hàm lượng nhất định các khoáng chất hoà tan. Phần lớn trong số đó là muối ăn thông thường, clorua natri. Khi muối đến biển nó có xu hướng ở lại đó và tích tụ.

Clorua natri rất dễ tan trong nước và các đại dương thông nhau trên thế giới rất rộng lớn, vì vậy dung dịch này không bị bão hoà và muối không bị kết tủa.

Đầu thế kỷ này, người ta nghĩ rằng tuổi của trái đất có thể được tính bằng cách so sánh độ mặn của tất cả các dòng sông trên thế giới với độ mặn của đại dương. Con số các nhà lý thuyết đưa ra vào khoảng 300 triệu năm. Trên thực tế, tuổi của trái đất vào khoảng 4,5 tỷ năm.

Lý do của sự khác biệt tương đối đơn giản. Hơi nước mặn của đại dương đi vào không khí, bốc hơi, khô lại, bị thổi vào lục địa và lại được tái sinh trở lại các dòng sông, bởi vậy nồng độ muối của chúng quá cao để có thể tính được. Nếu trừ đi được lượng muối xấp xỉ với lượng muối được tái sinh, ta có thể tiến gần đến độ tuổi chính xác của trái đất hơn. Sự tập trung của muối trong biển có thay đổi đôi chút từ nơi này đến nơi kia. Ví dụ, ở vùng nhiệt đới, nơi có mưa lớn và gần cửa sông lớn, nồng độ muối thấp hơn. Nồng độ trung bình vào khoảng 3,5%, với 3/4 trong tổng số đó dưới hình thức muối clorua natri.

Cập nhật: 18/09/2017 H.T sưu tầm
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video