Vì sao phụ nữ tập gym không bị thô như đàn ông?

Do chủ yếu phát triển nhóm cơ bền và kích thước nhỏ, phụ nữ khó có thể trở nên lực lưỡng kể cả khi tập tạ nặng.

Cơ thể của phụ nữ và đàn ông có những sự khác biệt nhất định. Để có vóc dáng đẹp, chúng ta cần nắm được những khác biệt này để thiết kế chương trình tập luyện, ăn uống phù hợp.

Loại cơ bắp

Cơ thể có 2 loại cơ chính. Đó là cơ loại một (bền, phát lực kém, nhỏ) và loại 2 (không bền, phát lực tốt, to).

Huấn luyện viên Nguyễn Quang Huy (Hà Nội) cho biết: "Dù sở hữu cả 2, cơ bắp của phụ nữ có xu hướng phát triển thành cơ loại một và giữ nguyên dù tập luyện thiên về sức mạnh. Ngược lại, cơ bắp của nam giới sẽ phát triển sang loại 2".


Phụ nữ dù tập nặng cũng khó có cơ bắp và thân hình lực lưỡng như nam giới.

Đây là nguyên nhân khiến ngưỡng chịu đựng đến độ mỏi tối đa của phụ nữ tốt hơn nam giới. Với mức tạ tối đa của mỗi cá nhân, nữ giới sẽ thực hiện được nhiều lần hơn. Do chủ yếu phát triển nhóm cơ bền và kích thước nhỏ, phụ nữ dù tập tạ nặng cũng khó có thể trở nên lực lưỡng và thô cứng như các đấng mày râu.

Thời gian nghỉ và số lần tập

Theo nghiên cứu ở trường Cao đẳng Chỉnh hình New York (Mỹ) năm 2010, phụ nữ cần thời gian nghỉ giữa các hiệp ngắn hơn nam giới do hormone estrogen có khả năng hỗ trợ sự hồi phục của cơ thể.

Huấn luyện viên Quang Huy cũng cho biết với cùng mức độ tập luyện, thần kinh điều khiển cơ bắp của phụ nữ ít mệt mỏi hơn. Điều này cho phép phụ nữ khi tập luyện có thể tăng số lượng bài tập hoặc lần thực hiện nhiều hơn nam giới.

Tuy nhiên, khả năng này ở nữ giới sẽ suy giảm ngay khi họ tiệm cận mức tạ nặng nhất của mình.


Cơ thể phụ nữ có khá nhiều lợi thế so với nam giới về thời gian nghỉ và sức bền. (Ảnh minh họa: The Independent).

Nguyên nhân là hệ thần kinh của phụ nữ không hoạt động hiệu quả như nam giới trong tập luyện. Đàn ông có khả năng phát lực tốt và bùng nổ hơn. Điều này cũng giúp họ nâng được mức tạ nặng hơn nhiều lần phụ nữ.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) năm 2007, vỏ não vận động ở nam giới có kích thước lớn hơn phụ nữ. Do đó, với khối lượng tạ nặng hơn 90% mức tối đa, nam giới có khả năng thực hiện nhiều lần hơn.

Khả năng áp lực chuyển hóa

Theo huấn luyện viên Quang Huy, áp lực chuyển hóa (Metabolic stress) là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta phát triển cơ bắp.

Trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh một số sản phẩm phụ ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa năng lượng, hạn chế sự phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, nữ giới sở hữu nhiều cơ loại một, dẫn đến lượng oxy và máu được chuyển tới cơ bắp nhiều hơn. Nhờ vậy, các sản phẩm phụ này ở phụ nữ ít được tích lũy hơn nam giới.

"Đây là lợi thế lớn của nữ giới. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ không còn nếu họ sử dụng phương pháp BFR (buộc dây chun tại đầu bó cơ nhằm chặn đường đi của máu) trong quá trình tập luyện", Quang Huy cho hay

Huấn luyện viên này khuyến cáo mọi người nên tìm hiểu rõ sự khác biệt trong tập luyện giữa 2 giới để thiết kế chương trình tập luyện phù hợp, tránh giảm hiệu quả và mất thời gian trong hành trình có được kết quả mong muốn.

Cập nhật: 06/10/2020 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video