Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Bằng cách đạp liên tục bốn chi vào mặt nước để tạo bọt khí và khai thác sức căng bề mặt của nước, tắc kè có thể di chuyển trên nước với tốc độ gần như khi chạy trên mặt đất.

Một số loài động vật trở thành "ngôi sao" trong thế giới của chúng nhờ khả năng đi được cả trên đất liền và trên mặt nước, ví dụ như nhện, gọng vó, tắc kè hoặc loài thằn lằn nói chung.

Đáng ngạc nhiên nhất là tắc kè, loài động vật có trọng lượng cơ thể gấp nhiều lần những loài còn lại. Ngoài việc bám vào các bức tường, tắc kè có thể lướt qua bề mặt nước với tốc độ rất nhanh.

Trong một phân tích mới được các chuyên gia khoa học đăng trên tạp chí Current Biology, việc chạy trên mặt nước được loài bò sát này thực hiện bằng cách đạp liên tục vào mặt nước bằng cả bốn chân.


Tắc kè đạp vào mặt nước, tạo ra các túi khí quanh chân làm giảm lực cản và giữ cơ thể chúng ở trên mặt nước.

Jasmine Nirody, chuyên gia vật lý sinh học tại Đại học Rockefeller và Đại học Oxford cho biết: Nếu các côn trùng nhỏ như nhện nước sử dụng sức căng bề mặt nước để giữ cho cơ thể nổi thì loài động vật lớn hơn như tắc kè lại đạp vào mặt nước, tạo ra các túi khí quanh chân làm giảm lực cản và giữ cơ thể chúng ở trên mặt nước.

Nhưng để làm được hành động này, con tắc kè phải lớn và khỏe để tạo ra đủ lực cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh 8 con tắc kè Hemidactylus platyurus (thuộc họ Gekkonidae) chạy qua một bể nước. Sau đó làm chậm cảnh quay để xem kỹ hơn hành động của chúng.

Họ nhận thấy tất cả bốn chi của loài vật này đều đạp vào mặt nước, đuôi cũng tạo thêm lực đẩy về phía trước. Trong khi chân sau của tắc kè vẫn chìm trong nước, 70% phần thân trước của chúng nằm trên mặt nước.

Bằng cách này, mỗi giây tắc kè di chuyển được quãng đường dài hơn 10 lần chiều dài cơ thể với tốc độ gần như khi chạy trên mặt đất và nhanh hơn nhiều so với việc bơi - khi cơ thể hoàn toàn chìm trong nước.

Tonia Hsieh, nhà nghiên cứu cơ sinh học tại Đại học Temple (Philadelphia, Mỹ), đã thử thêm xà phòng vào nước để làm giảm sức căng bề mặt nước và nhận thấy tốc độ chạy của tắc kè bị chậm lại.

Điều đó cho thấy rằng mặc dù sức căng bề mặt không thể hỗ trợ những con tắc kè như đối với loài nhện hay gọng vó, nhưng nó vẫn giúp chúng tăng khả năng di chuyển. Bộ sa "siêu chống thấm nước" cũng góp phần vào việc di chuyển này.

Tắc kè có thể không thực sự đi và nổi được trên mặt nước theo cách như nhện và gọng vó. Nhưng cách chúng thực hiện hành động này có thể giúp các nhà khoa học tạo nên những robot di chuyển nhanh trong và trên nước ở tương lai.

Cập nhật: 14/12/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video