Vì sao tiếng thét khiến chúng ta rùng mình, sợ hãi?

Mỗi tiếng thét đều có ít nhất một điểm riêng khiến chúng trở lên độc nhất. Đó có thể là sự trầm bổng về cao độ hay rít gào hỗn tạp và cũng có thể nghe như đang mất kiểm soát.

Vậy vì sao tiếng thét trở nên không thể nhầm lẫn được? "Nếu bạn hỏi một người trên phố, họ sẽ nói rằng tiếng thét rất to và chói tai" - David Poeppel, nhà Thần kinh học của Đại học NewYork và Viện Max Planck, Frankfurt, cho biết. "Nhưng thật ra thì không phải vậy".

Poeppel biết câu trả lời. Năm 2015, ông và các đồng nghiệp tiến hành phân biệt tiếng khóc vì sợ hãi với những tiếng ồn khác. Họ bắt đầu soạn một dữ liệu về những tiếng thét. "Chúng tôi dành hàng tiếng đồng hồ để lục lọi trên internet, tìm kiếm những âm thanh quái dị từ YouTube và phim ảnh", Poeppel nói, "nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu mang người ta vào phòng thí nghiệm và yêu cầu họ thét lên".

Sau đó là việc phân tích các mẫu. Lúc đầu, Poeppel cũng nghĩ rằng âm lượng và cao độ là điều khiến tiếng thét trở thành một...tiếng thét. Nhưng sau đó ông và các nhà nghiên cứu đã phân tích các thuộc tính thính xác của những âm thanh trong cơ sở dữ liệu và nhận ra rằng thứ mà họ có được một tính chất âm thanh, gọi là độ thô - phép đo tốc độ âm thanh dao động theo khối lượng.


Âm thanh có độ thô càng lớn thì hoạt động nó tạo ra càng lớn.

Tiếng nói bình thường của con người thay đổi độ ồn từ bốn đến năm lần mỗi giây song với tiếng thét thì con số trên có thể dao động từ 30 đến 150 lần mỗi giây. Điều này đồng nghĩa với việc chúng chiếm một vị trí độc nhất trong cảnh âm của tiếng nói con người và có thể chính là lý do khiến chúng thu hút sự chú ý.

Với thông tin đó, Poeppel đã kiểm tra các đối tượng xếp hạng một danh sách các âm thanh dựa trên mức độ gây chú ý, âm thanh nào có độ thô càng lớn, thì người ta càng thấy nó chói tai. Họ nhận thấy nó tương đồng với còi cảnh báo của xe hơi, nhà, và xe cứu thương - những thứ có chỉ số độ thô tương tự với tiếng thét. "Có điểm chung nào đó giữa những âm thanh này đánh động não bộ của bạn và nói: Ê, có chuyện kìa", Poeppel nói.

Để tìm hiểu cách đánh động này, các nhà nghiên cứu theo dõi hoạt động của não bộ khi nghe những âm thanh "thô" và trung tính bên trong máy quét cộng hưởng từ. Không có gì ngạc nhiên, các âm thanh đều khiến máu chảy vào vỏ não thính giác. Nhưng âm thanh thô còn khiến máu chảy vào hạch hạnh nhân, hai khối nhỏ màu xám hình quả hạnh có chức năng kết hợp xử lý phản ứng cảm xúc như sự sợ hãi. Poeppel còn cho biết thêm rằng: "Phản ứng của hạch hạnh nhân không phải theo cơ chế tắt-mở. Đó là phản ứng phân loại". Nói cách khác: Âm thanh có độ thô càng lớn thì hoạt động nó tạo ra càng lớn. Hạch hạnh nhân hoạt động như một thước đo cảm biến tiếng thét.

Bước tiếp theo là việc phân tích các loại tiếng thét - từ những tiếng thét giận dữ đến tiếng khóc ngất ngây - và cách mà chúng ảnh hưởng đến nhận thức và hoạt động não bộ. "Tôi so sánh ba nhân tố tích cực và 3 nhân tố tiêu cực" - Natalie Holz, nhà nghiên cứu của Viện Planck, cũng là người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết. "Về mặt tiêu cực, chúng tiếp tục tăng sự sợ hãi, đồng thời cũng sánh ngang với tiếng khóc vì giận dữ và đau đớn. Về mặt tích cực, chúng ta sẽ thấy tiếng thét khi đạt được những điều tích cực, ngạc nhiên thú vị và khoái cảm về tình dục".

Cập nhật: 02/11/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video