Cận cảnh cú bắn "sát thủ" của tôm súng lục

Tôm súng lục (còn được gọi với cái tên khác là Tôm gõ mõ) có tên khoa học là Alpheidae. Chúng có kích thước không quá lớn - dài khoảng 3 - 5cm.

Trông Alpheidae không khác gì các loài tôm bình thường, ngoại trừ một đặc điểm cực nổi bật - đó là đôi càng "chiếc to chiếc bé".


Loài tôm này có đôi càng chiếc to chiếc bé.

Chiếc càng to lớn hơn càng bé rất nhiều lần và không có dạng kìm nhọn ở đầu càng như bình thường. Thay vào đó, đầu càng khá tù và được chia làm 2 bộ phận: một nửa càng dưới cố định, còn nửa trên có thể di động, tạo thành một góc vuông với nửa dưới.

Nhìn cấu tạo có phần "mỏng manh" nhưng chính cấu tạo như vậy đã giúp loài tôm này hình thành nên một vũ khí vô cùng đặc biệt: một khẩu súng âm thanh chết người.

Loài tôm súng lục săn mồi bằng cách dùng càng tạo ra một phát đạn bong bóng có thể giết chết đối phương.

Chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80kPa ở khoảng cách 4cm từ chiếc càng lớn. Bóng khí này khi rời khỏi càng của nó lao đi với tốc độ 97km/h và tạo ra tiếng nổ lên đến 218 dexibel.

Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú kẹp càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây. Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C - một thứ vũ khí quá kinh khủng.

Không chỉ tạo ra cú bắn như súng lục, loài tôm này còn đứng đầu danh sách những loài động vật tạo ra âm thanh lớn nhất trong tự nhiên.

Tiếng kêu lách cách của cá nhà táng là âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi một loài động vật, khi có thể đạt tới 230 decibels (dB). Nhưng nếu xét theo tỷ lệ kích thước, danh hiệu "sinh vật ồn ào nhất hành tinh" phải thuộc về loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus sinh sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Loài động vật giáp xác này chỉ dài 4 - 5 cm và nặng khoảng 50 g, nhưng có thể phát ra âm thanh lên tới 200 dB, lớn hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực hay súng trường loại mạnh nghe từ khoảng cách một mét. Bí mật nằm ở chiếc càng lớn, chiếm quá nửa chiều dài cơ thể của chúng.


Tôm gõ mõ Alpheus bellulus. (Ảnh: HP Aquaristik).

Giống như hầu hết các loài tôm gõ mõ, Alpheus bellulus sở hữu cặp càng bất đối xứng, trong đó, chiếc càng lớn đóng vai trò như "vũ khí siêu thanh" dùng để săn mồi. Bằng cách khép càng ở tốc độ cực cao (chưa đến một mili giây), nó tạo ra bong bóng khí di chuyển hơn 100 km mỗi giờ về phía trước, kèm theo một tiếng nổ lớn. Sóng xung kích sinh ra có thể làm choáng váng những con tôm và cá nhỏ trong phạm vi 2m.

Các loài tôm gõ mõ nói chung được xem là một trong những nguồn gây tiếng ồn lớn nhất dưới đại dương. Khi tụ tập thành bầy lớn, chúng có thể gây nhiễu loạn sóng âm, cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.

Cập nhật: 21/02/2020 Theo Vietnamnet, VNE, Youtube
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video