Các ý tưởng về động cơ vĩnh cửu đều vi phạm một hay nhiều nguyên lý nhiệt động lực học, một nhánh của Vật lý chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa các dạng năng lượng khác nhau.
Nguyên lý I và II nhiệt động lực học ngăn cản giới nghiên cứu chế tạo động cơ vĩnh cửu, thiết bị tưởng tượng có thể sinh công vô hạn.
Năng lượng không tự nhiên sinh ra hay mất đi.
Nguyên lý I nhiệt động lực học cho biết, năng lượng không tự nhiên sinh ra hay mất đi
Bạn không thể thu được nhiều năng lượng hơn lượng bạn đã cung cấp cho hệ. Điều này đã ngay lập tức bác bỏ nguyên lí hoạt động của động cơ vĩnh cửu. Do công sinh bởi động cơ chỉ có giá trị tối đa bằng chính năng lượng nó tiêu thụ.
Sẽ không có năng lượng dư ra để chúng ta nạp ắc quy hay sạc điện thoại, nhưng nếu chúng ta chỉ muốn nó chạy mãi mà không cần sinh thêm công thì sao?
Các nhà sáng chế đã đề xuất nhiều ý tưởng, trong đó có những phiên bản cải tiến của bánh xe Bhaskara, được thay thế bằng bi sắt hoặc các vật nặng gắn trên tay quay.
Nguyên lý II: Năng lượng sẽ bị mất mát đi do các yếu tố ngoại cảnh, ví dụ ma sát
Mọi loại động cơ đều có tương tác với phần tử môi trường như bề mặt hay không khí,... điều đó sẽ tạo ra ma sát và một lượng nhiệt nhỏ, thậm chí ở trong chân không. Nhiệt năng đó ra khỏi hệ và bị mất mát đi, làm giảm năng lượng còn lại giúp duy trì hệ, chúng giảm mãi đến khi chiếc máy dừng hoạt động hẳn.
Cho đến giờ, hai Nguyên lý Nhiệt động lực học này đã bác bỏ mọi ý tưởng về động cơ vĩnh cửu và những ước mơ về cách khai thác năng lượng hoàn hảo. Nhưng cũng rất khó để khẳng định rằng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu bởi lẽ còn rất nhiều điều bí ẩn trong vũ trụ mà ta chưa biết tới. Có lẽ ta sẽ tìm ra một trạng thái mới của vật chất khiến chúng ta phải xây dựng lại các Nguyên lý Nhiệt động lực học. Chỉ có một điều ta chắc chắn, điều duy nhất có lẽ là vĩnh cửu chính là những nghiên cứu không ngừng nghỉ của chúng ta.