Nỗi buồn thất tình tàn phá con người thế nào?

Vì sao thất tình lại gây đau đớn đến thế?

Nhìn ảnh gợi nhớ mối tình cũ, người thất tình bỗng cảm thấy đau đầu, nhịp tim giảm, nồng độ hormone thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu, giấc ngủ xáo trộn và tóc rụng nhiều hơn, theo Buzzfeed.


Thất tình sẽ làm nhịp tim giảm, nồng độ hormone thay đổi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chúng ta bị từ chối một điều gì đó, bộ não hoạt động tương tự như cách chúng làm khi chúng ta đau đớn về thể xác. Vào năm 2011, các nhà tâm lý học đã sử dụng một máy chụp cộng hưởng từ để quét não 40 người tham gia thử nghiệm, tất cả họ đều vừa trải qua việc chia tay người yêu một cách không mong muốn.

Bên trong máy quét, những người tham gia nhìn vào ảnh người yêu cũ và não thì suy nghĩ về việc bị từ chối tình cảm. Sau đó, họ sẽ được tập trung nhìn vào những bức ảnh của một người bạn thân và nhớ về những kỷ niệm vui vẻ về tình bạn đó.

Cuối cùng, các nhà tâm lý học quét não những người tham gia thử nghiệm khi họ trải qua cảm giác đau đớn về thể chất (tiếp xúc với một vật nóng nhưng không gây bỏng) dễ chịu về thể chất (tiếp xúc với một vật ấm dễ chịu). Kết quả của nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy khi người tham gia nhìn hình ảnh của người yêu cũ và bị đặt lên cơ thể một vật nóng thì các vùng não liên quan đến cơn đau đều được kích hoạt. Tuy nhiên, khi nhìn ảnh của bạn thân và được đặt vật ấm lên cơ thể thì vùng não liên quan đến cơn đau không được kích hoạt.

Ethan Kross, giáo sư tâm lý học tại Đại học Michigan cho rằng nỗi đau mà bạn cảm nhận được sau khi chia tay người yêu là hoàn toàn có thật, nhưng nó không hoàn toàn giống với nỗi đau thể xác. "Bất kỳ ai từng bị từ chối và bị đấm vào mũi sẽ đều cho biết những trải nghiệm này tất nhiên là khác biệt. Các phần não được kích hoạt bởi hai trải nghiệm khác nhau này có một số điểm trùng lặp, nhưng chúng không giống nhau".

Nhưng vì sao chúng ta cảm nhận nỗi đau bị từ chối trong chuyện tình cảm nói riêng và cảm xúc đau đớn nói chung ở ngực và bụng thay vì đầu gối? Một số nhà tâm lý học đưa ra giả thuyết rằng trải nghiệm đau đớn trong cảm xúc liên quan đến việc kích hoạt dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này chạy từ não đến cổ, ngực và bụng.

Cùng với đó, ở con người còn có hội chứng "trái tim tan vỡ". Đây là tình trạng tim tạm thời yếu đi khiến buồng bơm chính của nó là tâm thất trái căng ra và hoạt động không đúng cách. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng takotsubo (TTS), có liên quan đến việc phải trải qua các sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như mất người thân.

Cập nhật: 25/05/2021 Theo VnExpress/VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video