Video: Tia sét nhìn từ không gian

Bất cứ thứ gì khi nhìn từ ngoài Trái đất đều đem tới những cảm giác vô cùng khác biệt. Ngay cả những hiện tượng tự nhiên tưởng chừng có thể quan sát hàng ngày như mưa bão, sấm chớp và sét khi nhìn từ trạm ISS đều rất đặc biệt.

Theo Quartz, những hình ảnh về sét được chụp từ trạm vũ trụ ISS trong nhiều năm qua cho thấy, sét chủ yếu là những đốm sáng nhỏ màu xanh hoặc trắng lập lòe trên trời đêm. Để chụp được những bức hình về sét đánh, NASA phải sử dụng một công cụ có tên Firestation trên trạm ISS với chức năng chính là chuyên săn những tia sét trên Trái đất.


Sét chủ yếu là những đốm sáng nhỏ màu xanh hoặc trắng lập lòe trên trời đêm.

Tia sét khá phổ biến trên bầu khí quyển nhưng nó luôn xảy ra rất nhanh, nên không phải lúc nào máy ảnh cũng có thể bắt kịp. Đó là lý do khiến các bức hình chụp về sét khi nhìn từ ngoài không gian khá hiếm.

NASA tiết lộ có khoảng 4,3 triệu lượt sét đánh mỗi ngày, tương đương 1,5 tỷ lượt sét đánh trên khắp Trái Đất mỗi năm. Mặc dù vậy, NASA cho biết, cơ quan này chỉ quan tâm tới loại sét hiếm gặp có thể phóng ra các tia gamma, một loại bức xạ thường chỉ được tạo ra khi một ngôi sao phát nổ hoặc phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Những tia sét như vậy thường được gọi là TGF hoặc tia chớp gamma. Chúng có năng lượng khủng khiếp và có thể tạo ra phản vật chất trong bầu khí quyển Trái đất chỉ trong vòng 1 giây.

Cập nhật: 15/12/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video