Video time lapse quá trình khô cạn của biển Aral trong vòng 50 năm qua

NASA vừa chia sẻ đoạn time lapse với dữ liệu trong 50 năm để cho thấy biển hồ Aral thuộc Liên Xô trước đây đã chuyển đổi từ biển thành hồ rồi thành bãi đất khô hạn như thế nào, tất cả điều do sự khai thác bừa bãi của con người mà nên.

Đoạn video lấy từ hình ảnh vệ tinh trong giai đoạn từ năm 1977 đến năm 2018, cho thấy vùng biển hồ một thời đứng thứ 4 trong số các vùng nội thủy lớn nhất trên thế giới sánh cùng bởi biển Caspian ở khu Trung Á và biển Hồ ở Campuchia, với sản lượng 48,000 tấn cá 1 năm vào năm 1957 đã biến thành 1 vùng đất khô cằn như thế nào vào những năm gần đây.


Biển Aral giờ đây chỉ còn là một vùng đất khô cằn.

Tất cả những thay đổi này đều do Liên Xô chỉnh dòng 2 sông Syr Darya và Amu Darya là hai dòng sông cung cấp nước chính cho biển hồ Aral. Việc này xảy ra trong những năm 60 thế kỷ trước vào thời điểm Liên Xô thay đổi định hướng sản xuất tập trung vào các vùng trồng bông xung quanh biển hồ. Lợi thì chưa thấy nhiều nhưng hại thì đã có ngay lập tức, trước khi chỉnh dòng lượng muối của biển hồ chỉ ở mức 10g/1 lít nước, thì khi không còn lượng nước bổ sung lượng muối đã tăng lên gấp hơn 10 lần, lên hơn 100g/1 lít nước. Điều này đã làm các dạng động thực vật trong vùng bị tuyệt diệt, không chỉ vậy mà do lượng muối quá cao các vùng đất xung quanh đã bị xói mòn nặng. Do ô nhiễm muối quá nặng mà trong nghiên cứu vào năm 2003 tuổi thọ trung bình của các khu vực quanh hồ giảm từ 64 tuổi xuống còn chỉ 51 tuổi, tỷ lệ tử vong phần lớn do các bệnh liên quan đến hô hấp bởi việc hít phải bụi có chứa muối.

Sau này thì Liên Xô sụp đổ, Vùng Aral được chia ra thành biển Bắc Aral do Kazakhstan và biển Nam Aral do Uzbekhistan quản lý. Và từ đó con người cũng đã có nhiều cố gắng để xoay chuyển tình thế tại hồ Aral, nơi mà diện tích mặt nước chỉ bằng 1/10 so với trước đây. Vào năm 1999 Ngân hàng Thế giới đã bỏ ra số tiền 87 triệu đô để xây đập Kokoral ở Kazakhstan để phục hồi vùng biển Bắc Aral và đã giúp phục hồi phần nào vùng này khi mực nước đã tăng lên thêm 3.3m chỉ trong vòng 7 tháng. Cho đến năm 2016 khu vực biển Bắc đã cho sản lượng đánh bắt hàng năm lên hơn 7.000 tấn cá.

Nhưng về phía nam thuộc sự cai quản của Uzbekistan thì không được may mắn như vậy. Vào năm 2014, khu phía đông của biển Aral đã kiệt nước lần đầu tiên trong 600 năm trở lại đây. Và với việc mặt hàng bông vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Uzbekistan thì việc uốn lại dòng nước cho biển Aral ở phía nam chắc còn phải đợi dài.

Ở vùng Aral con người đã có một bài về việc thay đổi tự nhiên theo ý của mình, tuy nhiên có vẻ học thì nhiều nhưng rút kinh nghiệm thì chưa được bao nhiêu, và như hiện tại thì chúng ta vẫn đang tiếp tục lao theo con đường tàn phá thiên nhiên để phục vụ lợi ích của riêng loài người.

Cập nhật: 13/12/2018 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video