Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần

Người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có hơn 5 giờ đồng hồ để quan sát nguyệt thực toàn phần vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/7. Phải chờ đến 3 năm nữa, Việt Nam mới có thể quan sát lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra đêm 27/7 là một trong 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong năm nay và là một trong những sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất 2018. Lần trước đó, xảy ra vào đêm 31/1/2018 trong một sự kiện thiên văn rất hiếm gặp: trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng xảy ra.


Việt Nam sẽ có hơn 5 giờ đồng hồ để quan sát nguyệt thực toàn phần vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/7.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sẫm, nên hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi “trăng máu”.

Lần nguyệt thực này, có thể quan sát từ một khu vực rộng lớn gồm châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ Dương, một phần châu Á và châu Úc. Việt Nam có thể quan sát được phần lớn sự kiện.

Tính theo giờ Việt Nam, nguyệt thực bắt đầu từ lúc 00:14 phút, kết thúc vào 6:28 phút đêm 27 rạng sáng ngày 28/7. Nguyệt thực nửa tối (bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng) bắt đầu 00h14 phút, đến 1h14 phút, nguyệt thực một phần (Mặt Trăng bắt đầu bị che khuất và có màu đỏ) bắt đầu. Đến 2h30 phút, nguyệt thực toàn phần (Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ máu) bắt đầu và đạt cực đại lúc 3h12 phút. Đến 4h13 phút nguyệt thực toàn phần kết thúc sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào 6h28 sáng 28/7. Tại Việt Nam, khoảng 5h35 phút Mặt Trăng lặn. Như vậy, chúng ta có thể quan sát gần như trọn vẹn sự kiện nguyệt thực toàn phần lần này.

So với nhật thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần dễ bắt gặp hơn. Tuy nhiên, cũng phải chờ gần 3 năm nữa, vào tháng 5/2021, người yêu thiên văn Việt Nam mới có thể quan sát lại hiện tượng này.

Không giống như nhật thực (chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn chuyên dụng hoặc quan sát gián tiếp), nguyệt thực có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Địa điểm quan sát lý tưởng là những nơi yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

Lưu ý, xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Cập nhật: 11/07/2018 Theo Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video