Đó là nhận định của TS Nguyễn Phú Cường, phó vụ trưởng vụ KH-CN (Bộ Công thương) tại Hội thảo Biomass Châu Á lần thứ 8 (8th Biomass-Asia Workshop) do Viện KH-CN Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến Quốc gia Nhật Bản (AIST) và Quỹ Năng lượng mới của Nhật Bản (NEF) tổ chức ngày 29/11 tại Hà Nội.
Giai đoạn 2011-2015 Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất phụ gia và enzyme cũng như các nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học và mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.
Đến năm 2015, sản lượng ethanol và biodiesel trong nước đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Đến năm 2025, Việt Nam có một ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học hiện đại, sản lượng nhiên liệu sinh học đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 100% nhu cầu của quốc gia về xăng E5 và B5, đáp ứng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Theo báo cáo của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới nếu Việt Nam không phát hiện thêm các mỏ dầu mới có trữ lượng lớn thì với sản lượng khai thác hiện tại, dự báo đến 2025 Việt Nam về cơ bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và đặc biệt là nhiên liệu sinh học.