Việt Nam làm chủ tịch Ủy ban vệ tinh quan sát Trái đất 2019

Chủ tịch đóng vai trò điều phối chiến lược các nhiệm vụ hiện tại và tương lai của các cơ quan thành viên tham gia Ủy ban.

PGS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đại diện cho Việt Nam nhận vị trí chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái Đất 2019 – CEOS Chair 2019 tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban tổ chức tại Brussels (Bỉ), ngày 16 - 18/10.

Đây là nhiệm vụ luân phiên mỗi năm một lần đối với các nước là thành viên tham gia Ủy ban. Hiện Ủy ban có 32 thành viên đến từ các vùng địa lý lớn như Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á/Thái Bình Dương.


PGS Phạm Anh Tuấn giữ vị trí chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái Đất 2019. (Ảnh: VNSC).

Với vai trò Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái Đất năm 2019, Việt Nam sẽ có nhiệm vụ điều phối chiến lược của các cơ quan thành viên CEOS; phối hợp với Chủ tịch Nhóm thực hiện các chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học, quan sát khí hậu, đại dương và mặt đất trên toàn cầu...

PGS Phạm Anh Tuấn cho biết, khi đảm nhận vị trí chủ tịch, Việt Nam sẽ đưa ra hai sáng kiến chính là quan sát carbon (các khu vực rừng, phối hợp với việc quan sát Trái Đất) để hỗ trợ giám sát và quản lý rừng trong khu vực một cách hiệu quả và quan sát phục vụ nông nghiệp (giám sát lúa). "Các ứng dụng này rất thiết thực trong việc đánh giá phát triển nông nghiệp của Việt Nam và sẽ được mở rộng tại các quốc gia thuộc khu vực sông Mekong", ông Tuấn nói.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 32, hai sáng kiến của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và cam kết hỗ trợ từ các tổ chức thành viên CEOS trong việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh, đào tạo nhân lực và cơ hội tham gia các dự án tiềm năng.

Phiên họp toàn thể CEOS năm 2019 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ta tại Hà Nội từ 14 đến 16/10/2019.

Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất (CEOS) được thành lập vào năm 1984, là cơ quan đầu mối phối hợp các hoạt động quốc tế liên quan đến không gian và quan trắc Trái Đất.

CEOS khuyến khích tương tác, hỗ trợ và bổ sung giữa các hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất thông qua việc phối hợp lập kế hoạch, thúc đẩy truy cập dữ liệu không phân biệt đối xử, thiết lập tiêu chuẩn, phát triển dữ liệu tương thích với các sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng.

Cập nhật: 19/10/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video