Việt Nam sắp có máy đo tiểu đường không cần chích máu?

Chiếc máy đo tiểu đường không cần chích máu thương mại hóa có thể sẽ được nghiên cứu thành công bởi startup trẻ của Việt Nam.

Việt Nam sắp ra mắt máy đo tiểu đường không xâm lấn

Máy đo tiểu đường không xâm lấn (hay không cần chích máu) thuộc dự án cung cấp giải pháp quản lý điều trị bệnh tiểu đường Zinmed. Đây là dự án được khởi xướng bởi một nhóm startup gồm các nhà nghiên cứu - khoa học.

Trao đổi với chúng tôi, TS. Chử Đức Hoàng – Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Y sinh đồng thời cũng là Founder & CEO Zinmed cho biết, chiếc máy đo tiểu đường không xâm lấn "made in VN" này dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2016 – sớm nhất so với các hãng khác trên thế giới. Hiện tại sản phẩm tương tự được hãng Glucowise (Anh Quốc) phát triển dự kiến phải đến năm 2018 mới có thể ra thị trường.

Hiện tại trên thế giới, các dòng máy đo tiểu đường đều dùng phương pháp xâm lấn, tức là chích máu người bệnh đưa vào que thử, sau đó đưa que thử vào máy đo để cho ra chỉ số đường huyết. Bản chất của quy trình này là dựa trên phản ứng hóa học để đo dòng điện thử mức glucose trong máu. Đối với người bệnh được chỉ định đo đường huyết 3 lần/ngày thì chi phí tối thiểu sẽ mất từ 20.000 – 30.000đ/ngày cho việc mua que thử.

Tuy nhiên, chiếc máy đo đường huyết không xâm lấn sẽ giải được bài toán này. Hoàng cho biết, máy đo đường huyết không xâm lấn hoạt động dưới hình thức đo gián tiếp, sử dụng cảm biến điện dung và các cặp cảm biến quang với nhiều bước sóng hồng ngoại từ 1495nm đến 2105nm nhằm xác định được sự tương quan giữa thông số đường huyết với các giá trị cảm biến đo được. Như vậy người bệnh sẽ không bị đau khi đo chỉ số đường huyết và tiết kiệm được chi phí que thử.


Nguyên lý hoạt động của chiếc máy đo đường huyết không xâm lấn của Zinmed.

Công nghệ sản xuất máy đo đường huyết không dùng máu không hề mới. Trong suốt 30 năm qua, rất nhiều hãng công nghệ lớn đã tham gia vào nghiên cứu dòng sản phẩm này trong đó có cả Google và Apple. Tuy nhiên đến nay, ngoài Zinmed dự kiến sẽ thương mại hóa sản phẩm vào năm 2016 thì dự án tương tự hiện được phát triển bởi Glucowise – Anh Quốc sớm nhất là năm 2018 mới ra mắt.

“Đập đi xây lại vài lần rồi đấy”

Để cho ra được sản phẩm này không hề đơn giản. Hoàng chia sẻ, Zinmed đã phải “đập đi xây lại” rất nhiều lần trong suốt thời gian qua. Tuy tuổi đời của dự án còn rất trẻ (thành lập công ty vào tháng 9/2014) nhưng đội ngũ sáng lập đều đã dành hơn chục năm kinh nghiệm nghiên cứu về căn bệnh tiểu đường này để tìm ra giải pháp sản xuất loại máy đo đặc biệt này.

Bài toán về tài chính, công nghệ cũng là những vấn đề mà những người sáng lập nên dự án phải đối diện. Hiện Zinmed vẫn đang nhận được gói tài trợ 30.000 euro từ tổ chức IPP để phát triển sản phẩm này.

Hoàng cũng phải sang Anh, Mỹ nhiều lần để học hỏi các nghiên cứu và tìm hiểu những tài liệu mới nhất để cải tiến thúc đẩy nghiên cứu sản phẩm hiệu quả hơn. Hiện máy đo tiểu đường không xấm lấn của Zinmed có thể cho phép đồng bộ dữ liệu từ thiết bị đo tiểu đường với thiết bị di động thông qua cảm biến Bluetooth, hiển thị kết quả, lưu lại các lần đo và đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo công bố từ Zinmed, mức chính xác của loại máy đo tiểu đường không xâm lấn mới chỉ đạt mức từ 70 đến 80%. Để cải thiện mức độ chính xác trong kết quả đo chỉ số đường huyết, đội ngũ nghiên cứu của dự án vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Đó là chưa kể đến bài toán thương mại hóa, phát triển để đưa sản phẩm này ra cộng đồng không hề đơn giản. Hoàng cho biết: “Chúng tôi nhận thức rõ việc muốn sản phẩm của công ty cán mốc 100 tỷ đồng doanh thu, công ty sẽ phải chi ít nhất 500 triệu tiền nghiên cứu phát triển sản phẩm, 5 tỷ để vận hành bộ máy và tới 50 tỷ tiền truyền thông pr đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên Zinmed mới chỉ ở ngưỡng từ 500 triệu đến 5 tỷ, chặng đường tiến tới mốc 50 tỷ vẫn còn rất xa”.

Mới ra đời được hơn 1 năm nhưng Zinmed khá thành công khi giành được giải nhì “Startup Wheel 2015” do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) và Hội doanh nhân trẻ TP.Hồ Chí Minh (YBA) dành cho hơn 530 đội khởi nghiệp từ khắp Việt Nam. Dự án cũng nhận được gói tài trợ 30.000 euro từ IPP và những khoản đầu tư từ VSVA, Intel, Microsoft và IBM.
Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video