Việt Nam sẽ phóng vệ tinh Vinasat vào đầu năm 2006

"Sẵn sàng đón sóng từ vệ tinh"
Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức thông qua dự án đầu tư phóng vệ tinh viễn thông Vinasat. Sau nhiều lần trì hoãn, Việt Nam đã khởi động lại dự án vệ tinh Vinasat đầu tiên. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho hay, dự kiến đầu năm 2006 sẽ có thể phóng vệ tinh này.

Phủ sóng lên Việt Nam và ASEAN

Tổng chi phí đầu tư cho việc xây dựng các dự án Vinasat khoảng 270 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, ở góc độ nhà nước, dự án trên mang rất nhiều ý nghĩa từ kinh tế đến đáp ứng nhu cầu về chính trị, xã hội... Dự án được xây dựng dự kiến sẽ phục vụ nhiều bộ ngành như truyền hình, hàng không, dầu khí... tùy nhu cầu của từng bộ, ngành, đơn vị. Chẳng hạn như trong lĩnh vực truyền hình, Vinasat sẽ giúp Truyền hình Việt Nam bảo đảm phủ sóng 100% các khu vực trong cả nước, kể cả những vùng lõm, vùng sâu, vùng xa mà hiện nay sóng của đài vẫn chưa thể với tới được mà phải có trạm chuyển tiếp.

Với riêng VNPT, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ lập kế hoạch đấu thầu và sau khi đã được các bộ, ngành có liên quan thẩm định và được Thủ tướng phê duyệt sẽ trực tiếp thực hiện, nếu dự án trên hoàn thành sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế rất lớn.

Doanh nghiệp trực thuộc VNPT hứa hẹn sẽ được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất khi dự án trên hoàn thành là Công ty Viễn thông quốc tế (VTI).Theo ông Hồ Công Lâm - Phó giám đốc VTI, hiện nay, nhu cầu sử dụng băng tần của VTI khá lớn dành cho nhiều lĩnh vực hoạt động như bảo đảm cho thông tin liên lạc ở vùng sâu, vùng xa; rồi xây dựng hệ thống VSAT IP; đáp ứng lượng băng tần phục vụ thuê kênh riêng cho các khách hàng trong nước... Các nhu cầu này đòi hỏi VTI cũng phải dành tới một bộ phát đáp để có thể đáp ứng (mỗi bộ phát đáp tương ứng với gần 500 kênh điện thoại). Chính vì vẫn phải thuê của nước ngoài nên mỗi năm VTI phải mất tới hàng triệu USD chỉ dành cho việc thuê băng tần.

Vinasat với đặc điểm là thiết bị vệ tinh địa tĩnh có kích cỡ trung bình chứa khoảng 25 đến 30 bộ phát đáp, dự kiến phục vụ nhu cầu trong nước là chính, sẽ phủ sóng trên toàn lãnh thổ Việt Nam cùng một số nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEN). Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng được một vệ tinh của riêng quốc gia sẽ đáp ứng được khá lớn nhu cầu sử dụng băng tần của những đơn vị trong nước và hỗ trợ cho việc phối hợp, hội nhập trong khu vực ASEAN. Dù chưa tính toán được cụ thể hiệu quả kinh tế sẽ đạt được từ dự án này, song ông Lâm khẳng định, VTI sẽ giảm đáng kể chi phí thuê băng tần của nước ngoài như hiện nay khi vệ tinh Vinasat chính thức đi vào hoạt động.

Công việc còn lại: xác định tọa độ và đấu thầu

Lợi ích được đánh giá lớn là vậy song việc thực hiện dự án hiện nay cũng đang vấp phải một số khó khăn. Theo ông Đoàn Quang Hoan, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, đơn vị thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông đảm nhận việc phối hợp tần số và hoàn chỉnh các thủ tục về pháp lý quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với vị trí quỹ đạo 132 độ Đông, vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là khó khăn trong việc đàm phán về tọa độ phóng vệ tinh với quốc đảo Tonga.

Trước đây, dự án phóng vệ tinh Vinasat của Việt Nam bị lùi thời điểm nhiều lần cũng bởi nguyên nhân chúng ta chưa có được sự thống nhất với hai quốc gia khác trong việc xác định tọa độ. Quyền phóng vệ tinh của Việt Nam ở tọa độ 132 độ Đông, nhưng Tonga và một quốc gia không tên khác cũng được quyền phóng vệ tinh ở hai tọa độ rất gần với Việt Nam là 130 độ Đông và 134 độ Đông. Tuy nhiên, dù chưa đồng ý với Việt Nam song hai quốc gia này cho tới nay vẫn chưa hề phóng một vệ tinh nào. Ông Hoan cho biết, Bộ Bưu chính Viễn thông quyết tâm sẽ giải quyết xong vấn đề đàm phán về quỹ đạo cho vệ tinh vào cuối năm nay.

Trong khi đó, một lãnh đạo của Ban chuẩn bị đầu tư dự án Vinasat thuộc VNPT cho biết, kế hoạch phóng vệ tinh cùng những khâu chuẩn bị khác phụ thuộc nhiều vào kế hoạch đấu thầu, lựa chọn công nghệ thiết bị. Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, chỉ cần Cục Tần số vô tuyến điện khẳng định đã sẵn sàng được việc xác định tọa độ chính thức cho vệ tinh, VNPT sẽ hoàn thành công tác đấu thầu vào cuối tháng 11 tới. Theo kế hoạch, năm 2006 vệ tinh Vinasat được phóng lên sẽ tạo ra bước đột phá cho công nghệ viễn thông, truyền hình của Việt Nam
Theo Hà Nội Mới
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video