Việt Nam tổng hợp thành công thuốc điều trị Covid-19

Nhóm nghiên cứu Viện Hóa học đã tìm ra phương pháp rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir, dùng để kháng nCoV.

Favipiravir là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir, sử dụng ở đường uống. Remdesivir lần đầu tiên được dùng chống nCoV ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó được chấp thuận sử dụng ở Nhật, Nga và một số nước khác.


Nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học. (Ảnh: VAST).

Các công bố nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc tổng hợp loại thuốc này cần qua 7-8 bước phản ứng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bước đầu đã cải tiến, rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc, chỉ qua ba bước phản ứng, từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Nhờ vậy, giá thành sản phẩm thấp hơn, phù hợp điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2020 nhằm hạn chế sự phụ thuộc nguồn thuốc nhập khẩu. "Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện, ổn định quy trình, nâng quy mô của quy trình tổng hợp và dự kiến đăng ký bằng sáng chế", GS.TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học nói.


Thuốc Favipiravir được sử dụng bằng đường uống, có tác dụng điều trị Covid-19 ở pha 3. (Ảnh: Europeanpharmal).

Favipiravir trên thế giới hiện được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19 đến pha 3, hiệu quả tới 97%. Trong nghiên cứu thuốc có 3 pha thử nghiệm lâm sàng, pha 3 thử nghiệm trên nhóm bệnh nhân lớn nhất (300 - 3.000 hoặc hơn tùy thuộc vào bệnh/tình trạng y tế được nghiên cứu) nhằm đánh giá chính xác mức độ hiệu quả và độ an toàn của thuốc.

Loại thuốc này được chỉ định trong các trường hợp nhẹ hoặc trung bình, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện. Thuốc giúp sớm loại bỏ virus để hạn chế lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.

Favipiravir là một loại thuốc kháng virus đã được cấp phép tại Nhật Bản từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm. Favipiravir đóng vai trò tiền chất, khi uống vào cơ thể sẽ sinh ra hợp chất có tên gọi T-705-RPT. Chất T-705-RPT này tác động vào ARN của virus khiến nó không sinh sôi được, dẫn tới giảm nồng độ và bị đào thải.

Cập nhật: 29/06/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video