Voi châu Phi sẽ suy giảm 1/5 quần thể trong 10 năm tới

Tại cuộc họp thượng đỉnh Voi châu Phi tổ chức tại Gaboronne (Botswana) diễn ra từ ngày 2 đến 4/12, các đại biểu tham dự nhận định dựa trên các số liệu thống kê mới nhất, các quốc gia châu Phi sẽ thiệt hại 20% số lượng voi trong thập kỷ tới.

>>> Châu Phi có thể sạch bóng voi rừng

Đây là cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của Chính phủ Botswana phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Theo số liệu thống kê mới nhất của Chương trình giám sát voi bị giết hại bất hợp pháp (MIKE-CITES), 15.000 cá thể voi châu Phi đã bị giết hại tại 42 địa điểm thuộc 27 quốc gia châu Phi. Theo phân tích của MIKE, tổng số voi châu Phi bị giết hại bất hợp pháp trên toàn lục địa đen lên tới 22.000 cá thể, giảm chút ít so với 25.000 cá thể bị giết hại năm 2011.

Ông John Scanlon, Tổng thư ký CITES quốc tế khẳng định: “Với 22.000 cá thể voi châu Phi bị giết hại năm 2012, chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình vô cùng bức bách. Săn bắt voi ở châu Phi đang trở thành vấn nạn và sẽ dẫn đến tuyệt chủng loài nếu tỷ lệ tàn sát vẫn tiếp tục. Hoàn cảnh này cũng đặc biệt nhức nhối ở Trung Phi khi tỷ lệ giết hại voi ở đây gấp đôi so với mức trung bình của toàn châu lục”.

Nhóm chuyên gia voi châu Phi của IUCN dự đoán quần thể voi châu Phi hiện nay còn khoảng 500.000 cá thể. Voi ở Trung Phi đang ở trung tâm của các cuộc đụng độ mặc dù mức độ săn bắt ở các tiểu vùng khác như miền Nam và miền Bắc châu Phi còn cao hơn nhiều lần. Nhiều chuyên gia tin rằng đói nghèo và lạc hậu tại các quốc gia châu Phi cùng với nhu cầu ngày càng tăng về ngà voi ở các nước tiêu thụ là những nguyên nhân chính của tình hình săn bắt voi bất hợp pháp ngày càng tăng.


Ảnh: noviviendoenmundovivo.blogspot.com

Mức độ săn bắt voi bất hợp pháp được thể hiện rõ nhất qua số liệu của Hệ thống thông tin về buôn bán voi (ETIS) với sự điều phối của Traffic. Năm 2011 là năm đỉnh điểm của buôn bán bất hợp pháp ngà voi trong 16 năm qua và có thể tiếp tục trong năm 2012.

Các số liệu thống kê cũng dự đoán mức độ cao về buôn bán bất hợp pháp cũng có thể diễn ra trong năm 2013. Dù chưa đầy đủ nhưng số liệu thống kê các vụ bắt giữ có quy mô lớn trong năm 2013 (từ mức độ 500 kg ngà voi/vụ tại một địa điểm) cho thấy lượng ngà voi bị tịch thu đã đạt mức cao nhất trong 25 năm qua. Một số vụ lớn cho thấy có sự tham gia của các tổ chức tội phạm và qua 18 vụ bắt giữ đã tịch thu 41,6 tấn ngà voi trong năm 2013. Con số này có thể sẽ cao hơn nếu các hoạt động thực thi không tạo được hiệu quả rõ rệt và số liệu thống kê đầy đủ hoàn chỉnh và công bố vào đầu năm 2014.

Tom Milliken, chuyên gia về buôn bán ngà voi của Traffic cho biết: “Năm 2013 đã tăng 20% so với số liệu đỉnh điểm năm 2011 và điều này thực sự khiến chúng ta phải lo ngại”.

Kể từ năm 2009, các tuyến đường vận chuyển ngà voi đã được hình thành từ các hải cảng ở Tây và Trung Phi tới Đông Phi với Tanzania và Kenya là đầu ra cho các hoạt động buôn bán bất hợp pháp ra khỏi châu Phi. Malaysia, Việt Nam và Hồng Kông là những tuyến trung chuyển với điểm tiêu thụ cuối cùng là Trung Quốc và cũng có thể là Thái Lan.

Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, những kẻ buôn lậu đã bắt đầu sử dụng các tuyến đường mới hình thành ở một số quốc gia như Togo và Bờ Biển Ngà như các địa điểm xuất khẩu của châu Phi cùng với Indonesia, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là các điểm trung chuyển mới.

Trước tình hình trên, cuộc họp thượng đỉnh về voi châu Phi hy vọng sẽ đạt được cam kết của các nước tham dự thông qua hành động ngăn chặn buôn bán ngà voi bất hợp pháp và bảo tồn quần thể voi trên toàn châu Phi, bao gồm tăng cường thực thi luật pháp quốc gia nhằm trừng trị tội phạm về các loài hoang dã và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.

Tổng thư ký John Scanlon hy vọng: “Đây là cơ hội để cộng đồng quốc tế tăng cường thực thi luật và nâng cao nhận thức xã hội, chấm dứt các chuỗi hoạt động buôn bán bất hợp pháp và cung cấp sinh kế bền vững cho cộng đồng nông thôn. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đẩy lùi các vấn nạn trên vào quá khứ và cùng hướng tới tương lai”.

Theo Nhân Dân
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video