Voi ma mút có thể được "hồi sinh"

Xác voi ma mút nguyên vẹn được tìm thấy ở vùng Siberia, Nga, có thể mở ra hy vọng nhân bản loài động vật đã tuyệt chủng này.

>>> Phục hồi voi ma mút từ xác chết

Xác voi ma mút được tìm thấy năm 2013, vùi lấp trong lớp băng giá ở một vùng hẻo lánh của Siberia. Nó được gọi tên là Buttercup.


Xác voi ma mút Buttercup được tìm thấy ở Siberia, Nga, năm 2013. (Ảnh: Live Science)

Trong quá trình tìm kiếm, nhóm chuyên gia thuộc Đại học liên bang Đông Bắc Nga phát hiện hai ngà voi lớn nhô lên trên mặt đất. Cơ thể của nó gần như nguyên vẹn với ba chân, một phần đầu và vòi voi. Sau hàng nghìn năm được bảo quản dưới băng, thịt voi vẫn còn tươi, với chất lỏng màu đỏ sẫm có thể là máu.

Dựa vào tình trạng được bảo quản tốt của Buttercup, các nhà nghiên cứu xác định nó sống cách đây khoảng 40.000 năm và có tuổi thọ tầm 50 năm. Theo kết quả phân tích ngà voi, họ cho rằng Buttercup có 8 voi con. Thức ăn của nó là cây mao lương và bồ công anh. Dấu răng trên xương voi ma mút cho thấy nó có thể đã mắc kẹt trong một bãi lầy và bị chó sói tấn công.

Live Science cho hay, phát hiện này có thể mở ra hy vọng nhân bản và hồi sinh voi ma mút. Việc phân tích sẽ được tiến hành nhằm tìm hiểu rõ hơn về đời sống của Buttercup, đồng thời xác định liệu DNA của nó có nhân bản được hay không. Trước đây, DNA của những xác voi ma mút khác đều không đủ nguyên vẹn để thực hiện thí nghiệm nhân bản.

Giới khoa học tin rằng voi ma mút tuyệt chủng từ hơn 10.000 năm trước, song một số cá thể vẫn sống tới tận năm 1.650 trước Công nguyên.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video