Voi sợ chuột, nhưng voi châu Phi lại đang được cứu nhờ chúng và đây là lý do

Tại sao voi lại phải nhờ chuột cứu? Hóa ra là một dự án "lạ" nhưng cực kỳ ý nghĩa của người Zimbabwe.

Người ta vẫn thường nói rằng voi thì rất sợ chuột - ít nhất thì các mẩu chuyện dân gian tại nhiều nền văn hóa khác nhau đều cho là như vậy.


Thực chất thì voi không hẳn sợ, mà chỉ là chúng cảm thấy giật mình vì chuột đột nhiên xuất hiện.

Khoa học cũng từng xác nhận điều này, dù mọi chuyện có hơi khác một tý. Thực chất thì voi không hẳn sợ, mà chỉ là chúng cảm thấy giật mình vì chuột đột nhiên xuất hiện và chuyển động quá nhanh thôi. Các thí nghiệm trên voi cho thấy chúng cũng cho phản ứng tương tự với mèo hoặc chó, thậm chí là cả rắn.

Nhưng hãy cứ cho là voi sợ chuột đi. Đã sợ thì chắc chắn là 2 bên chẳng ưa gì nhau rồi. Vậy mà voi châu Phi, sinh mạng của chúng từng phải nhờ loài chuột mới giữ được.

HeroRat - những con chuột khổng lồ biết... dò mìn

HeroRat là tên một dự án với mục đích đào tạo ra những con chuột có khả năng đánh hơi, phát hiện và dò tìm bom mìn tại một số quốc gia châu Phi.


Chuột dò bom mìn ở châu Phi.

Những con chuột ấy cần đủ lớn để con người kiểm soát, những cũng phải đủ nhỏ để không vô tình kích hoạt bom mìn. Bởi vậy, các chuyên gia đã chọn chuột túi Gambia - loài chuột tuối lớn nhất châu Phi - làm đối tượng huấn luyện.

Được biết, dự án này vốn bắt nguồn từ năm 2014, do nhóm nghiên cứu từ ĐH Nông nghiệp Sokoine thuộc Tanzania thực hiện. Năm 2017, nó được tiến hành tại Zimbabwe dưới sự kiểm soát của APOPO - một tổ chức từ thiện.

Nhiệm vụ của APOPO là tìm và xử lý những quả mìn đang nằm trong Công viên Great Limpopo Transfrontier - khu bảo tồn lớn nhất thế giới hiện nay, kéo dài từ Nam Phi sang Mozambique và Zimbabwe.

Đây là những quả mìn còn sót lại trong thời kỳ chiến tranh vào thế kỷ 20. Chúng gây nguy hiểm không chỉ cho cộng đồng cư dân quanh đó, mà còn cả những loài có tập tính di chuyển nhiều như sư tử, hổ, và đặc biệt là voi. Quan trọng hơn, Zimbabwe có quá nhiều vấn đề khác phải lo, như đói nghèo, thiếu nước...


Chuột có thể di chuyển qua nhiều nơi có bom mìn mà không gây nổ.

"Chúng tôi thực sự rất vui và tự hào vì có thể giúp Zimbabwe giải quyết số bom mìn này" - Christophe Cox, CEO của APOPO cho biết.

Lũ chuột sẽ được huấn luyện kỹ năng đánh hơi và đào đất khi tìm được mìn. Mỗi lần tìm được, chúng sẽ được thưởng thức ăn (thường là chuối). Trong 1 ngày, lũ chuột có thể dò khu vực có diện tích lớn hơn 14 lần so với các thiết bị dò mìn thông thường.

Vì dù là loài chuột cỡ lớn nhưng trọng lượng của chúng vẫn rất nhẹ. Chúng có thể di chuyển qua nhiều nơi có bom mìn mà không gây nổ.

Trước đó, các chuyên gia đã thấy phương pháp này hiệu quả thế nào tại Mozambique. Sau 22 năm, Mozambique đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đã gỡ hết bom mìn với tổng cộng 171.000 quả, dọn sạch hơn 1.700ha đất, trả lại một đất nước an toàn cho cư dân lân cận.

Cập nhật: 10/01/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video