Vụ nổ sáng rực vũ trụ do hai sao trẻ va đập vào nhau

Các nhà thiên văn học của Đài quan sát ALMA, Chile, ghi lại khoảnh khắc rực rỡ như pháo hoa khi hai ngôi sao va vào nhau 500 năm trước, tạo ra một vụ nổ khổng lồ.


Hình ảnh rực rỡ của vụ nổ do hai tiền sao va vào nhau do Đài quan sát ALMA ghi lại. (Ảnh: SWNS).

Vụ va đập của hai tiền sao thuộc chòm Orion (Lạp Hộ) tạo ra vụ nổ cực mạnh, phóng bụi và khí gas vào vũ trụ với vận tốc trên 150km/giây, đồng thời giải phóng năng lượng tương đương mức năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong 10 triệu năm, theo Sun.

Hai tiền sao trẻ hình thành cách đây hơn 100.000 năm trước ở Orion Molecular Cloud 1 (OCM-1), một vườn ươm sao dày đặc cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng. Lực hấp dẫn giữ hai tiền sao song hành nhưng cũng khiến chúng dần tiến sát về phía nhau trước khi va chạm.

Tàn tích của vụ nổ lớn này ngày nay vẫn có thể quan sát được từ Trái Đất, cung cấp cho các nhà thiên văn học thêm thông tin về mối quan hệ giữa các ngôi sao.

Theo các nhà nghiên cứu, những vụ nổ như vậy thường không kéo dài, với tàn dư chỉ tồn tại trong vài thế kỷ.

Cập nhật: 13/04/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video