Vùng biển khiến ai cũng phải "lạnh người" khi nhìn thấy cảnh tượng ở dưới đáy

Vùng biển này chính là ngoài khơi Bắc Phi, thuộc quần đảo Canary. Ở đó có 200 xác chết nằm lạnh lẽo xếp thành hình vòng tròn...

Ngoài khơi Bắc Phi có một hòn đảo tên là Lanzarote, thuộc quần đảo Canary. Xung quanh hòn đảo này có một khu vực mà bất kỳ ai có dịp lặn xuống đáy cũng không khỏi... lạnh người. Ở đó có 200 xác chết nằm lạnh lẽo. Tất cả đều là nạn nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu - vấn nạn của thế kỷ 21.


200 xác chết - nạn nhân của biến đổi khí hậu.

Thực ra thì đó là tác phẩm nghệ thuật mang tên "Human Gyre" (tạm dịch: thơ ca của nhân loại), là tác phẩm cuối cùng trong khu vườn nghệ thuật tượng dưới nước Museo Atlántico.

Năm 2015, Museo Atlántico được chính thức mở cửa cho công chúng vào chiêm ngưỡng. Đây là nơi trưng bày một loạt tác phẩm của Jason deCaires Taylor - một nghệ sĩ người Anh, đồng thời cũng là bảo tàng nghệ thuật dưới nước duy nhất của châu Âu (Canary là một quần đảo của châu Âu dù rất gần châu Phi).


Bức tượng người đi bộ dưới nước thuộc Museo Atlántico.

Ý tưởng chủ đạo của những bức tượng chính là vấn đề bảo tồn và hệ sinh thái đối với sinh vật biển. Trước đó, Taylor đã thực hiện 2 cuộc triển lãm tại đảo Grenada (Caribbean) và tại Cancún (Mexico).

Human Gyre là tác phẩm cuối cùng của Taylor, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của hơn 300 cá nhân. Toàn bộ tác phẩm đều được làm từ xi-măng trung tính, với khả năng đứng vững trước sự tàn phá của thiên nhiên tới hàng trăm năm.


Human Gyre là tác phẩm cuối cùng của Taylor, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của hơn 300 cá nhân.

Một số ý kiến lo ngại rằng những bức tượng có khả năng gây xáo trộn môi trường sống của động vật biển. Nhưng không, thực tế lại cho thấy sự rất nhiều sinh vật sống đang lấy những bức tượng này làm mái nhà mới, thay cho các rạn san hô bị phá hủy bởi con người, và thậm chí còn phát triển thịnh vượng hơn trước.


Những bức tượng này nhắc nhở chúng ta về sự phát triển của sinh vật biển.

"Những bức tượng này nhắc nhở chúng ta về sự phát triển của sinh vật biển. Nó giống như việc con người chúng ta hoàn toàn trần trụi trước sức mạnh đáng sợ của thiên nhiên. Và hơn thế nữa, biển là nguồn cung oxy cực kỳ quan trọng, lại chịu trách nhiệm điều hòa khí hậu. Phá hủy biển, chúng ta phá hủy cả thế giới" - một chuyên gia giấu tên trong viện bảo tàng cho biết.

Cập nhật: 16/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video