Vùng Siberia bắt đầu tan băng

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết lần đầu tiên kể từ 11.000 năm nay, vùng Siberia rộng lớn đã bắt đầu tan băng, để lộ một vùng đồng cỏ xanh mướt trải dài 4.000 km thấy rất rõ qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh.

Siberia trải dài từ dãy Uran ở phía Tây đến vùng biển Okhot ở phía Đông, từ biển Bắc Băng Dương xuống giáp Kazakstan, Mông Cổ và Trung Quốc. Vùng đất quanh năm băng giá này đang chịu tác động mạnh mẽ bởi tình trạng Trái Đất nóng lên. Các số liệu thống kê cho thấy tại một số vùng ở Siberia nhiệt độ đã tăng thêm 3 độ C trong vòng 40 năm trở lại đây.

Miền Tây Siberia là nơi tập trung trữ lượng than bùn lớn nhất thế giới. Theo ESA, những mỏ than này có chứa hàng tỉ tấn khí gây hiệu ứng nhà kính như metal và CO2, và khi băng tan, chúng sẽ thoát lên khí quyển, góp phần đáng kể vào việc làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

Theo TTXVN, Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video