Vượn "hát" để xua đuổi kẻ thù

Khi vượn tay trắng phát hiện ra một con báo đang ẩn nấp gần chỗ ở, thay vì bí mật theo dõi, loài động vật linh trưởng này sẽ lặng lẽ tới gần kẻ đáng nghi và hét lên một tràng dài.

Những âm thanh mà động vật tạo ra thường được cho là để biểu hiện những tâm trạng cơ bản của chúng như buồn, vui, cáu, sợ hãi. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy động vật dùng tiếng kêu để thông báo về những tình huống đặc biệt cho đồng loại.

Chẳng hạn, khỉ trán trắng (Vervet) phát ra một loại âm thanh khi chúng nhìn thấy rắn để báo hiệu cho đồng loại nhìn xuống đất. Khi gặp đại bàng, chúng kêu một kiểu khác, khiến những con khác phải nhìn lên trời.

Cho đến nay, các nhà khoa học có rất ít bằng chứng về mức độ giao tiếp cao cấp kiểu như vậy ở động vật linh trưởng trong tự nhiên. Người ta từng chứng kiến cảnh vượn tay trắng cất lên những "trường khúc" to, có nhịp điệu vào mỗi buổi sáng. Chúng thường cặp đôi với nhay để tạo thành một dàn đồng ca. Những bài hát của chúng có thể vang xa hàng rặm trong rừng rậm.


Khỉ trán trắng Vervet (Ảnh: biochem.ucl.ac.uk)

Nhà linh trưởng học Esther Clarke cùng cộng sự tại Đại học St. Andrews (Anh) đã theo dõi loài vượn tay trắng ở công viên quốc gia Khao Yai của Thái Lan. Để xem vượn phản ứng thế nào khi nhìn thấy những con thú săn mồi, các nhà khoa học dùng hình nộm những con báo, sư tử, chó hoang và rắn để thử nghiệm.

Trong phần lớn cuộc đời, vượn tay trắng sống ở trên những cành cây cách mặt đất từ 50 tới 300 m. Nhưng khi phát hiện ra những kẻ săn mồi, chúng thường leo xuống những cành ở độ cao từ 5 tới 10 m và la hét.

"Bạn có thể nghĩ rằng vượn sẽ chạy trốn những con săn mồi, nhưng trên thực tế chúng không làm vậy. Cách giải quyết tình thế của vượn tay trắng như để báo với kẻ thù rằng chúng đã bị phát hiện và việc rình rập sẽ chẳng mang lại kết quả gì", Clarke phát biểu.

Một điều lý thú nữa là, mặc dù vượn tay trắng sử dụng những cung bậc giống nhau trong các "bài hát", song thứ tự sắp xếp các cung bậc ấy khi chúng hét trước những con thú săn mồi hoàn toàn khác với thứ tự sắp xếp khi chúng hát với nhau, đặc biệt là 10 cung bậc đầu tiên. Đây là lần đầu tiên kiểu giao tiếp như thế được phát hiện ở linh trưởng. Phát hiện có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ thêm quá trình tiến hóa của ngôn ngữ loài người.


Vượn tay trắng màu đen (Ảnh: LiveScience)

"Có một số lý do để tin rằng ngôn ngữ của con người có nguồn gốc từ động vật linh trưởng. Vì thế chúng tôi quan tâm tới những hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của linh trưởng để tìm hiểu xem loài người giống và khác linh trưởng ở những kỹ năng giao tiếp nào", Clarke nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vượn hát những bài hát khác nhau tương ứng với mỗi loại thú săn mồi. Tuy nhiên, họ cho rằng cần phải tìm hiểu thêm để xác nhận điều này.

Việt Linh

Theo Livescience, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video