Xác 337 con cá voi mắc cạn làm thay đổi vịnh biển Chile

Xác hàng trăm con cá voi sei chết tập thể và trôi vào vịnh hẹp ở Chile khiến cảnh quan ven biển thay đổi trong thời gian dài.

Các nhà khoa học phát hiện vụ chết hàng loạt của 337 con cá voi tấm sừng ở một vịnh biển xa xôi thuộc khu vực Patagonia, Chile, năm 2015, theo National Geographic. Nghiên cứu sau đó hé lộ chúng là cá voi sei, một loài cá voi tấm sừng trong nhóm nguy cấp. Tại thời đó, nguyên nhân cá voi chết hàng loạt chưa được làm rõ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu nhận định hiện tượng tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ góp phần gây ra sự kiện.

Katie McConnell, nhà sinh vật học hải dương ở Đại học Oregon, phát hiện xác cá voi khi đang cùng cộng sự xác định và lập danh mục động vật biển không xương sống ở Golfo de Penas. Nhóm của McConnell quyết định thay đổi mục tiêu và làm tư liệu về sự kiện mắc cạn, bao gồm đặt 16 camera tua nhanh để ghi hình xác cá voi phân hủy trong thời gian hai năm.

"Ở biển sâu, mỗi xác cá voi chết là một sự kiện lớn. Chúng có thể thúc đẩy sự sống sinh sôi và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật trong thời gian dài, nhưng không ai thực sự biết rõ điều gì xảy ra trên bãi biển", McConnell nói. Cá voi dạt vào ven bờ nơi con người sinh sống thường bị chuyển đi sau thời gian ngắn, do đó sự kiện mắc cạn ở Patagonia cung cấp cơ hội hiếm có để nghiên cứu lâu dài hàng trăm xác cá voi.


Sự kiện mắc cạn ở Patagonia cung cấp cơ hội hiếm có để nghiên cứu lâu dài hàng trăm xác cá voi.

Camera hé lộ những đàn chim nhanh chóng đáp xuống xác cá voi để kiếm ăn. Hoạt động vi khuẩn trên da cá voi diễn ra rất nhanh. Khi thủy triều dâng cao, vài xác cá voi bị ngập một phần, cho phép ốc sên, nhím biển và nhiều động vật không xương sống khác dọn sạch thịt thừa, dọn chỗ cho tảo mọc trên xương.

Phân tích cảnh quay cho thấy quá trình phân hủy gồm 5 giai đoạn. Ba giai đoạn đầu là xác tươi, trương phồng và phân hủy tự động diễn ra nhanh nhất, trong khi hai giai đoạn sau là hậu phân hủy và xác khô có thể kéo dài hàng năm cho đến khi xương bị cuốn trôi đi.

Cập nhật: 10/10/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video