Xác ướp cổ nhất thế giới bị đe dọa

Tác động của biến đổi khí hậu khiến các xác ướp cổ nhất thế giới, có niên đại từ khoảng năm 5050 trước Công nguyên, bắt đầu phân hủy và rỉ ra nước đen.

>> Những xác ướp cổ nổi tiếng thế giới

Vi khuẩn và môi trường ảnh hưởng tới các xác ướp cổ trên thế giới


Một xác ướp Chinchorro. (Ảnh minh họa: Wikipedia)

Hiện tượng phân hủy được phát hiện ở một loạt các di tích cổ xưa, bao gồm trang phục không gian Apollo, các bức tường trong mộ của pharaoh Tutankhamen, xác ướp Chinchorro và nhiều văn bản cổ. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở 120 xác ướp thuộc về nền văn hóa Chinchorro cổ xưa, trong bảo tàng khảo cổ ở Arica, Chile.

"Trong 10 năm qua, quá trình này đang phát triển nhanh hơn", giáo sư Marcela Sepulveda của Đại Tarapacá, Chile, nói.

Theo IB Times, độ ẩm tăng cao trong không khí làm ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài của các xác ướp. Giới hạn độ ẩm ở khu vực lưu giữ xác ướp trong bảo tàng khoảng 40-60%, mức độ cao hơn có thể gây phân hủy và mức độ axit hóa thấp.

Các chuyên gia Đại học Harvard, Mỹ, nhận định vi khuẩn là nguyên nhân tác động đến hiện tượng này và môi trường thay đổi là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.

Những di vật cổ trong bảo tàng có thể được bảo vệ trước các điều kiện thời tiết mới. Nhưng thách thức đặt ra với giới khoa học là việc bảo vệ những xác ướp chưa được bảo tồn. Hiện có đến hàng trăm xác ướp Chinchorro khoảng 7.000 năm tuổi được chôn bên dưới bề mặt cát trong các thung lũng.

Theo VnExpress.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video