Xây cánh đồng năng lượng Mặt Trời tại sa mạc Sahara để cấp điện cho châu Âu

Từ lâu châu Âu đã muốn dần “cai” dùng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng có thể tái tạo như gió hoặc Mặt Trời. Tuy nhiên nhiều nơi tại đây vẫn không có điều kiện tự nhiên phù hợp với năng lượng Mặt Trời. Do đó, họ đang muốn xây một cánh đồng năng lượng Mặt Trời tại sa mạc Sahara, Tunisia với khả năng tạo ra 4.5 gigawatt điện, sau đó đưa trở về châu Âu bằng hệ thống cáp ngầm dưới biển.


Vị trí xây dựng cánh đồng năng lượng Mặt trời.

Nguồn điện này dự kiến sẽ được cung cấp cho các quốc gia như Malta, Ý và Pháp. Hiện công ty đứng sau dự án này là TuNur đang nộp hồ sơ xin chính phủ Tunisia cho phép xây dựng và nếu được đồng ý, cánh đồng này có thể sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Cánh đồng năng lượng tại Sahara sẽ dùng các tấm gương để tập trung ánh sáng Mặt Trời vào trong các bộ thu ở trung tân. Bên trong các bộ thu này có chứa muối nóng chảy, dùng để giữ lại năng lượng từ Mặt Trời dưới dạng nhiệt năng. Các nhà khoa học cho biết cách làm này có ưu điểm là sẽ giữ được năng lượng trong thời gian lâu hơn, từ đó giúp bù đắp sự biến động về năng lượng sạch tại các quốc gia có nhu cầu ở châu Âu.

Nếu thành công, TuNur cho biết sẽ giúp Tunisia xây thêm nhiều hệ thống năng lượng Mặt Trời cho họ. Hiện quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. Do đó, dự án này có thể sẽ là một cơ hội đối với họ để có thêm thu nhập và kinh nghiệm nhằm tự xâu dựng những nhà máy năng lượng Mặt Trời cho tương lai.

Cập nhật: 09/08/2017 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video