Xây dựng "Làng trí thức" để thu hút nhân tài đến Hòa Lạc

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) cùng các chuyên gia đang lập quy hoạch, chiến lược đầu tư để xây dựng "Làng tri thức" - một trong những yếu tố để thu hút nhân tài đến làm việc.

Tại hội thảo "Tầm nhìn quy hoạch phát triển khu nhà ở làng tri thức" sáng 25/7, ông Phạm Đại Dương, Trưởng ban Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, song song với xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút dự án đầu tư về nghiên cứu, công nghiệp thì điều kiện sinh sống cho doanh nghiệp, chuyên gia cùng lao động làm việc rất quan trọng.

"Khu công nghệ cao cách trung tâm Hà Nội 30km, vì vậy khi đến làm việc người lao động cần có chỗ ở với dịch vụ tương ứng. Không chỉ nhà ở, chúng tôi còn chú trọng phát triển bệnh viện, trường học, giải trí, siêu thị xung quanh để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, chuyên gia và lao động tri thức", ông Dương nói.

Với nhiều đối tượng tham gia làm việc và sinh sống, từ công nhân đến chủ tịch tập đoàn lớn trên thế giới hay đại gia Việt Nam, Khu công nghệ cao sẽ phân loại để đầu tư làng tri thức phù hợp. Trong đó hướng xây dựng theo quy hoạch chung của là smart city (thành phố thông minh).

Dự kiến năm 2017, làng tri thức sẽ được triển khai, vì theo kế hoạch năm 2018 hạ tầng chung của Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ hoàn thành. Hiện có khoảng 12.600 người làm việc, dự kiến đến năm 2030 có khoảng 229.000 người, trong đó khoảng 100.000 người lưu trú.


Mô hình quy hoạch Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc phát triển nhà ở phục vụ chuyên gia, người lao động làm việc phải được coi là hạ tầng đặc biệt ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc để thu hút nhân tài. Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản, cư dân tương lai là các chuyên gia trong và quốc tế, các kỹ sư, người lao động được đào tạo bài bản và có tay nghề trình độ cao, nên nhu cầu nhà ở cũng có tiêu chuẩn cao hơn ở các khu công nghiệp.

Nếu diện tích nhà ở bình quân cho một khu dân cư tại Hòa Lạc là 30m2/người thì tổng diện tích sàn nhà ở cần xây dựng khoảng 3 triệu m2 để đáp ứng cho khoảng 100.000 người vào năm 2030. Theo đơn giá hiện tại thì tổng vốn đầu tư nhà ở tại đây cần khoảng 21.000 tỷ đồng. Tiến sĩ Hà đề nghị Ban quản lý cần tính toán lại số người làm việc và nhu cầu nhà ở để quy hoạch đầu tư, tiết kiệm và không gây lãng phí.

Ông Hà đề xuất Khu công nghệ cao cần xây dựng mô hình nhà ở đa dạng như nhà công vụ do các doanh nghiệp hoạt động đầu tư cho người lao động thuê để ở; nhà biệt thự, chung cư dành cho chuyên gia, hộ gia đình có nhu cầu; nhà kiểu khép kín dành cho người lao động độc thân.

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Quang, Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc, làng tri thức cần tạo sự khác biệt với môi trường sống và làm việc tối ưu, nơi cư dân có ảnh hưởng lẫn nhau, tôn trọng và đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái.

Các chuyên gia khác cho rằng không nên giới hạn làng tri thức trong diện tích 75,5 ha mà nên bao gồm thêm khu hỗn hợp 80,12 ha, bởi khu này đa chức năng, cung cấp đầy đủ hạ tầng xã hội như khách sạn, trường học.

Làng tri thức được phê duyệt theo quyết định ngày 27/5/2016 của Thủ tướng. Ban quản lý Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ hướng xây dựng khu vực như một khu đô thị xanh gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với địa hình cảnh quan, thân thiện môi trường, phục vụ nhu cầu làm việc các chuyên gia.

Cập nhật: 26/07/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video