Xem xong video này, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch của chúng ta vi diệu tới mức nào

Hệ miễn dịch luôn luôn vận động để giúp chúng ta chống chọi lại những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Nếu chẳng may bị một vết thương nhỏ và nhiễm trùng, cơ thể ta sẽ phản ứng lại như thế nào?

Khi hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch bị phá vỡ - làn da - vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt. Chúng tha hồ kiếm ăn bên trong cơ thể ta và sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi tế bào mỗi 20 phút.

Ban đầu, lũ vi khuẩn này sẽ tự do bay nhảy một cách âm thầm khiến người bệnh khó mà phát hiện ra. Nhưng khi đã đạt tới quân số nhất định, chúng bắt đầu trở nên hung dữ hơn: thay đổi môi trường sống trong cơ thể.

Lúc này, đại thực bào với khả năng kháng 100 con vi khuẩn/lần sẽ ra tay đầu tiên. Đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn bằng cách nhốt chúng vào bên trong lớp màng rồi tiết ra dịch enzyme phân hủy. Quá trình này sẽ cần sử dụng tới nước để diễn ra thuận lợi hơn. Đại thực bào sẽ rút nước từ các mạch máu, vì vậy lúc này vết thương ngoài da sẽ có biểu hiện hơi sưng.


Vết thương ở tay.

Khi không thể đơn thân chống lại vi khuẩn, đại thực bào giải phóng protein để truyền thông tin về vị trí và tình hình hiện tại. Lúc này, bạch cầu trung tính trú ở trong máu sẽ nhận được thông tin này và tham gia vào quá trình miễn dịch.

Bạch cầu trung tính có sức mạnh lớn hơn gấp nhiều lần đại thực bào, cũng chính vì thế mà khi tham gia vào quá trình miễn dịch, chúng tiêu diệt luôn cả tế bào khỏe mạnh. Để đảm bảo các tế bào khỏe mạnh không bị tiêu diệt hết, những bạch cầu trung tính này có cơ chế tự phân hủy sau 5 ngày.

Nếu những nỗ lực của cả hai vẫn chưa đủ đáp ứng, bộ não chính của hệ thống miễn dịch - tế bào tua - sẽ tiếp tục phần công việc.

Khi tế bào tua được kích hoạt, chúng lấy mẫu của một phần thực thể từ vi khuẩn. Những thực thể này được chia nhỏ ra và gắn vào lớp màng ngoài của tế bào tua. Lympho T - một loại tế bào của cơ có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh - sẽ phản ứng với những thực thể này.

Nhóm lympho T thứ nhất được tạo ra sau quá trình phản ứng sẽ biệt hóa thành "tế bào nhớ" và ở lại hạch bạch cầu để đề phòng sử dụng khi bệnh tái phát trong tương lai. Nhóm còn lại tiếp tục di chuyển đến trung tâm hạch bạch cầu để phản ứng với Lympho B - một loại tế bào của cơ thể chuyên sản xuất kháng thể.

Sau khi phản ứng với lympho T, các thế bào lympho B bắt đầu sản sinh ra hàng triệu kháng thể chỉ sau vài phút. Những kháng thể này sẽ được vận chuyển khắp cơ thể qua đường máu.

Hàng tỉ kháng thể do Lympho B sản xuất lúc này đã tiếp cận được với vùng nhiễm khuẩn. Chúng bắt đầu thực hiện các diệt khuẩn, kháng khuẩn, ức chế hình thành khuẩn mới.

Sau quá trình này, vết thương của chúng ta sẽ không còn bị nhiễm trùng nữa và dần dần hồi phục theo tự nhiên.

Đây chỉ là góc nhìn đơn giản nhất về một phần công việc của hệ miễn dịch. Nếu có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn nữa, chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp được vô vàng khả năng vi diệu khác của tạo hóa.

Cập nhật: 05/04/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video