Xử lý nước thải bằng than xỉ

Với việc dùng than xỉ làm các vách ngăn trong bể tự hoại, hiệu suất của bể xử lý nước thải được nâng lên rõ rệt với chi phí thấp. Đây là giải pháp của tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Đại học Xây dựng Hà Nội.

Bể lọc cải tiến của tiến sĩ Việt Anh. (Ảnh: KH & ĐS)

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Việt Anh đã cải tiến thành công các bể tự hoại truyền thống bằng việc thay đổi cấu tạo bể, thêm các vách ngăn mỏng hướng dòng chảy thẳng đứng trong bể. Theo quy trình này, nước thải không đi qua bể theo chiều ngang mà chuyển động từ dưới lên trên, đi xuyên qua lớp bùn đáy bể. Các vi khuẩn kỵ khí có rất nhiều trong lớp bùn cặn đáy sẽ hấp thu, phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Các vách ngăn còn cho phép tăng hệ số sử dụng thể tích bể, tránh được các vùng nước chết.

Ngăn lọc kỵ khí được bố trí ở cuối bể, tiếp tục lọc các chất lơ lửng và hữu cơ còn trong nước thải. Nước thải đầu ra lại được xử lý bằng bãi lọc trồng các loài cây thủy sinh. Vì thế chất lượng nước sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh cho biết, thể tích bể tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Kiểu bể này phù hợp xử lý nước thải sinh hoạt cho từng hộ gia đình và cho cả khu dân cư có 25-50 hộ.

Thông tin liên hệ: Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội. Điện thoại: 0913209689.

Bể xử lý tại hộ chị Nguyễn Thị Thanh (Kim Ngưu, Hà Nội) có dung tích 3m3 (thiết kế cho hộ gia đình 5 người) gồm một ngăn lắng, hai ngăn có dòng hướng lên và hai ngăn lọc kỵ khí nối tiếp. Cách thiết kế như trên sẽ giảm tốc độ tích bùn trong ngăn lắng. Đường ống thông khí sẽ tránh được sự hình thành lớp váng dày trên bề mặt bể và tích bùn trong các ngăn lọc kỵ khí. Ở đây, ngăn lọc kỵ khí không đóng vai trò đáng kể trong quá trình xử lý sinh học mà chủ yếu là tránh rửa trôi các chất rắn.

Các hộ gia đình chỉ cần xây bể một ngăn lắng và hai ngăn có dòng chảy hướng lên. Còn ngăn lọc kỵ khí chỉ nên áp dụng đối với trường hợp bể được xây ngoài nhà, phục vụ đông người, vì ngăn lọc cho phép tách cặn lắng, tránh tắc trong quá trình xử lý nước thải phân tán nên phải bảo dưỡng, làm vệ sinh cho nó.

Không chỉ được các hộ gia đình áp dụng, loại bể trên đang được triển khai rất nhiều tại các làng nghề như làng bún miến Tân Hào (Hà Tây), làng nấu trượu Tam Đa (Bắc Ninh).

Theo Khoa Học & Đời Sống, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video