Xử trí khi trẻ bị các tổn thương ở mắt

Bạn có thể tự xử lý các tổn thương nhẹ ở mắt trẻ bằng cách rửa bằng tia nước, nhưng nhiều trường hợp tổn thương nặng hơn đòi hỏi phải được sự chăm sóc của y tế.

Các tổn thương mắt - thường có thể ngăn ngừa được - có thể gây mù mắt, vì vậy khi có nghi ngờ hoặc có sơ suất trong việc xử lý tổn thương mắt ở trẻ, hãy nhanh chóng gọi bác sĩ để nhờ giúp đỡ.

* Khi mắt trẻ bị tổn thương do các nguyên nhân thường ngày như cát, bụi, các dị vật bên ngoài mắt:

- Rửa tay cẩn thận trước khi lật mí mắt lên để kiểm tra hoặc trước khi rửa mắt.

- Không nên để trẻ tự tiếp xúc, ấn hoặc cọ xát mắt, và cố giữ không để trẻ sờ mó mắt bị tổn thương (với trẻ nhỏ, có thể dùng khăn quấn để ngăn trẻ dụi tay vào mắt).

- Cố không lấy bất kỳ dị vật nào bằng cách rửa dưới nước, vì có nguy cơ làm trầy xước bề mặt mắt, đặc biệt là giác mạc.

- Nghiêng đầu trẻ trên một cái chậu nước nhỏ, để cho con mắt bị nhiễm nhúng vào nước và kéo nhẹ mí mắt dưới, khuyến khích trẻ mở to mắt. Với trẻ còn ẵm ngửa hoặc trẻ nhỏ, nhờ người thứ hai giữ mắt trẻ mở khi bạn rửa mắt cho trẻ.

- Nhẹ nhàng đổ nước ấm (nước không quá nóng) từ một chiếc bình vào mắt bị nhiễm. Cũng có thể dùng dung dịch muối vô trùng để rửa mắt cho trẻ. Rửa trong vòng 15 phút, kiểm tra mắt mỗi 5 phút để tìm dị vật xem nó đã rơi ra ngoài chưa.

Do một mẩu dị vật nhỏ cũng có thể làm trầy giác mạc và gây nhiễm trùng nên mắt cần được kiểm tra bởi một bác sĩ chuyên khoa nếu như mắt vẫn còn sưng tấy sau khi được rửa. Trong trường hợp không thể lấy dị vật ra bằng cách rửa bằng nước, có thể đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt.

* Khi dị vật lọt vào cầu mắt:

- Nhanh chóng gọi cho cấp cứu.

- Che mắt bị ảnh hưởng. Nếu đó là vật thể nhỏ, hãy sử dụng miếng đắp mắt hoặc băng vô trùng. Nếu đó là vật thể lớn, hãy che mắt bị tổn thương bằng một chiếc cốc nhỏ buộc cố định. Điều này sẽ giúp tránh áp suất lên cầu mắt. Giữ cho trẻ (và cả bạn) bình tĩnh và không quá lo lắng cho đến khi nhân viên y tế đến.

* Khi hóa chất rơi vào mắt:

- Nhiều hóa chất, ngay cả những hóa chất có ở xung quanh nhà bạn, có thể gây tổn hại đến mắt. Nếu trẻ bị hóa chất rơi vào mắt mà bạn biết đó là chất gì, hãy tìm trên chai đựng chất đó để tìm số điện thoại khẩn cấp để nhờ hướng dẫn.

- Rửa mắt bằng tia nước âm ấm từ 15-10 phút. Nếu cả hai mắt đều bị nhiễm, hãy rửa mắt dưới vòi sen.

- Hãy gọi cho trung tâm y tế để được hướng dẫn thích hợp. Tuy nhiên, điều đầu tiên nên nhớ là không được trì hoãn việc rửa mắt bằng tia nước.

T.VY (Theo KidsHealth)

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video