Xử trí khi trẻ chảy máu mũi

Chảy máu mũi xảy ra rất phổ biến ở trẻ và có thể gây ra từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, tưởng chừng vô hại như trẻ móc mũi, xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên, bỏ vật lạ vào mũi, bị bạn đụng vào mũi khi đang chơi.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Bác sĩ nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo cho biết, chảy máu mũi xảy ra khi một mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi vỡ đi. Niêm mạc mũi rất mỏng manh và các mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc nên các mạch máu nhỏ này rất dễ vỡ và gây chảy máu. Chảy máu xảy ra thường với lượng rất ít, mặc dù có cảm giá như trẻ chảy máu rất nhiều khi thấy máu lan ra đồ trẻ mặc hoặc thấm ướt khăn giấy. Thời gian chảy máu thường ngắn, trung bình khoảng 10 phút.

Một số bệnh có thể gây trẻ dễ chảy máu mũi hơn bình thường:

  • Nếu trẻ có mạch máu nhỏ quá nhạy, dễ vỡ và chảy máu khi tiết trời thay đổi, như khi trời nóng hoặc khô.
  • Nhiễm trùng tai mũi họng, cảm sổ mũi thông thường.
  • Dị ứng.
  • Một số trẻ bị bón, khi trẻ rặn gắng sức nhiều, cũng có thể gây chảy máu mũi.

Theo bác sĩ Huyên Thảo, cách sơ cứu tại nhà khi trẻ chảy máu mũi như sau:

Khi trẻ bị chảy máu mũi, máu thường chảy ra phía trước và phía sau chui vào hầu họng. Vì vậy trẻ có thể rất hoảng sợ vì thấy máu và vì “nếm phải” vị máu trong miệng. Trẻ có thể nghĩ có chuyện gì đó rất đáng sợ xảy ra. Nếu trẻ khóc có thể làm tình trạng chảy máu mũi nhiều hơn. Vì vậy nên bình tĩnh trấn an trẻ như vậy là không sao, sẽ ổn nhanh thôi và giúp trẻ mau nín khóc.

Sau đó, nên làm theo các bước như hình minh họa:

  • Cho trẻ ngồi thẳng, vị trí dễ chịu, hơi nghiêng người về phía trước.
  • Dùng ngón tay, khăn giấy hoặc khăn vải mềm, bóp chặt hai cánh mũi mềm lại với nhau, giữ trong 10 phút (nếu trẻ lớn có thể cho trẻ tự làm).


Cho trẻ ngồi thẳng, vị trí dễ chịu, hơi nghiêng người về phía trước. (Ảnh: Royal Children’s Hospital).

  • Nếu muốn, có thể đồng thời chườm lạnh sống mũi, hoặc cho một khăn ướt hơi lạnh để lên sống mũi của trẻ, điều này cũng có thể giúp ngưng chảy máu nhanh hơn.
  • Nên cho trẻ thử ngậm cục đá, hoặc uống miếng nước lạnh, để trẻ bình tĩnh hơn và đồng thời làm mất vị máu trong miệng trẻ.
  • Khuyến khích trẻ nhổ máu ra khỏi miệng, vì máu từ mũi chảy vào hầu họng có thể gây trẻ ói khi nuốt vào và làm cho chảy máu mũi tệ hơn, kéo dài hơn.
  • Điều quan trọng là không nên lâu lâu lại bỏ ngón tay giữ cánh mũi ra, để kiểm tra xem máu hết chảy chưa vì làm vậy sẽ không hiệu quả. Nên canh đồng hồ giữ liên tục trong 10 phút. Có thể cho trẻ xem phim hoặc nhạc để giúp trẻ hợp tác ngồi yên.
  • Khi chảy máu mũi đã được ngưng, nên dạy trẻ không được móc mũi hoặc hỉ mũi mạnh trong 24 giờ đầu. Trẻ cũng không nên chạy nhảy hoặc chơi va chạm mạnh trong vài giờ đầu sau khi cầm chảy máu.

Bác sĩ Huyên Thảo khuyến cáo, nếu đã làm đúng cách như thế mà máu mũi không cầm được, hoặc chảy nhiều hơn, hoặc bé đã có tình trạng rối loạn đông máu đã biết từ trước, nên cho bé đi khám bác sĩ để có thể có điều trị chuyên sâu hơn.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video