Xuất hiện vết đen lớn gấp vài lần Trái đất trên Mặt trời

Các nhà khoa học dự đoán chính xác về sự xuất hiện của các vết đen, nơi có từ trường cực kỳ mạnh trên Mặt trời.

Các nhà nghiên cứu quan sát cụm vết đen xuất hiện ở phía gần của Mặt trời (phía xoay về Trái đất) trong dịp lễ Tạ ơn năm nay, Live Science hôm 26/11 đưa tin. Nhờ kỹ thuật phân tích sóng âm bên dưới bề mặt Mặt trời, họ dự đoán chính xác cụm vết đen trước cả khi có thể thấy chúng từ hành tinh xanh. Mặt trời không đứng yên mà tự xoay quanh mình nên phần quan sát được từ Trái đất cũng thay đổi.


Vết đen Mặt trời AR2786 (trái) lớn gấp vài lần Trái đất. (Ảnh: NASA/SDO/AIA/EVE/HMI).

"Chúng tôi phát hiện sự thay đổi trong tín hiệu âm thanh ở phía xa Mặt trời. Chúng tôi có thể sử dụng kỹ thuật này để biết điều gì đang diễn ra ở phía xa khoảng vài ngày trước khi nhìn thấy từ Trái đất", Alexei Pevtsov, phó giám đốc chương trình dự báo về Mặt trời của Đài thiên văn Mặt trời Quốc gia Mỹ (NSO), cho biết.

Trong ảnh, vết đen lớn hơn mang tên AR2786, ước tính lớn gấp vài lần Trái đất. Ngay bên phải AR2786 là vết đen AR2785. Người yêu thiên văn có thể quan sát các vết đen này với ống nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ có kính lọc đạt tiêu chuẩn. Việc nhìn trực tiếp Mặt trời mà không có thiết bị bảo vệ thích hợp, nhất là khi sử dụng dụng cụ thiên văn, có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt, thậm chí mù.

Các nhà nghiên cứu theo dõi vết đen để đưa ra dự báo về thời tiết không gian hay những hoạt động của Mặt trời tác động tới Trái đất. Hoạt động phun các hạt mang điện có thể làm gián đoạn liên lạc vệ tinh và ảnh hưởng đến lưới điện. Vết đen Mặt trời có từ trường cực kỳ mạnh, đóng vai trò như bệ phóng cho các vụ phun trào như vậy. Do đó, việc nắm được khi nào các vết đen xoay về phía Trái đất là rất cần thiết. "Có thể dự báo 5 ngày trước khi các vết đen hiện ra là điều vô cùng giá trị với xã hội phụ thuộc nhiều vào công nghệ như ngày nay", Pevtsov nói.

Mặt trời đang trải qua những tháng đầu tiên của chu kỳ vết đen 11 năm và đang trong giai đoạn tương đối yên tĩnh. Cụm vết đen mới phát hiện tạo ra tín hiệu mạnh nhất trong chu kỳ tính đến đến nay, theo Kiran Jain, nhà khoa học tại NSO.

NSO có 6 trạm giám sát trên thế giới với nhiệm vụ theo dõi Mặt trời qua mạng lưới kính viễn vọng GONG. Mạng lưới này do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) tài trợ. NSO dự tính cần nâng cấp GONG trong những năm tới vì nó đã tồn tại gần ba thập kỷ và đòi hỏi thiết bị hiện đại hơn.

Cập nhật: 29/11/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video