Xương mác là xương gì?

Gãy xương mác: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xương mác là một xương dài, mảnh khảnh, nằm ở ngoài cẳng chân và nằm ngoài xương chày. Đây là một xương phụ vì thế người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không ảnh hưởng đến chức năng của chi dưới.

Xương mác rất dễ liền xương vì thế khi gãy cả 2 xương cẳng chân, xương mác thường liền xương trước và sự liền xương này lại cản trở đến sự liền xương của xương chày.

Cấu tạo của xương mác

Định hướng

  • Đầu dẹt hình 3 góc xuống dưới.
  • Diện khớp của đầu này vào trong.
  • Rãnh ở đầu này ra sau.

Mô tả

Thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.

  • Ba mặt: mặt ngoài ở trên phẳng ở dưới lõm thành rãnh. Mặt trong có 1 mào thẳng. Mặt sau lồi và gồ ghề.
  • Ba bờ: bờ trước mỏng và sắc bờ trong sắc ở giữa, bờ ngoài tròn và nhẵn ở dưới.

Hai đầu

  • Đầu trên: là chỏm xương mác, mặt trong chỏm có diện khớp với xương chày.
  • Đầu dưới: tạo nên mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong lcm. Mặt trong có diện khớp với xương chày.


Vai trò của xương mác là giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân.

Chức năng của xương mác

Vai trò của xương mác là giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó.

Nguyên nhân khiến gãy xương mác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác, xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của nó. Có thể chia nguyên nhân gãy xương thành 2 nhóm chính theo cơ chế gãy xương:

Cơ chế trực tiếp: xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương, gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

Cơ chế gián tiếp: thường do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác thường gặp.

Triệu chứng khi gãy xương mác

  • Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.
  • Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy
  • Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.
  • Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.
  • Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.
  • Đau các xương và khớp khác có liên quan như xương chày, mắt cá ngoài.

Cách phòng ngừa gãy xương mác

Mang đồ bảo hộ khi lao động hoặc khi chơi thể thao

Tuân thủ các quy tắc cơ bản trong thi đấu thể thao

Lái xe an toàn, giảm khả năng gặp phải tai nạn giao thông

Đối với các bệnh nhân bị gãy xương mác, các biện pháp sau sẽ có ích trong việc phục hồi, đẩy nhanh quá trình liền xương;

Nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động chân gãy

Nâng chân bó bột lên cao

Không dùng chân gãy làm trụ, nên sử dụng nạng khi di chuyển

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, magie và kẽm

Không uống rượu và hút thuốc.

Các biện pháp chẩn đoán gãy xương mác

Các triệu chứng lâm sàng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý đến gãy xương mác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định một trường hợp gãy xương, bao gồm:

  • X-quang xương cẳng chân: hình ảnh đường sáng ở vị trí gãy, mất tính liên tục của xương. Phim X-quang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo, cũng như các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.
  • MRI cẳng chân: giúp đánh giá tổn thương phần mềm và các khớp liên quan một cách chi tiết hơn.

Các biện pháp điều trị gãy xương mác

Mục tiêu chung của việc điều trị gãy xương mác là cố định tốt xương gãy, phục hồi lại giải phẫu và chức năng của xương, điều trị triệu chứng đau, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng.

Gãy xương mác bao lâu thì lành là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi điều trị. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

  • Mức độ tổn thương xương và các tổ chức phần mềm
  • Đặc điểm xương gãy như số ổ gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch nếu có
  • Tuổi của bệnh nhân
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày
  • Mức độ tuân thủ các chỉ định của bác sĩ
  • Các phương pháp điều trị được lựa chọn
  • Một số yếu tố khác

Quá trình liền xương diễn ra qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cal xơ: kéo dài khoảng 1 - 1,5 tháng kể từ khi chấn thương. Máu trong ổ gãy tạo thành xơ, sợi để liên kết các mảnh xương gãy. Giai đoạn này đạt được hiệu quả tốt khi chân gãy được cố định tốt, các mảnh gãy áp sát nhau.
  • Giai đoạn cal sụn: bắt đầu sau khoảng 2 - 3 tháng kể từ khi gãy
  • Giai đoạn cal xương: diễn ra từ tháng thứ 3 trở đi. Khi đó tổ chức xương mới chính thức được hình thành trong ổ gãy.

Trung bình khoảng 5 đến 6 tuần đoạn xương mác gãy sẽ được phục hồi. tiên lượng quá trình liền xương trong gãy xương mác cẳng chân khá tốt, kể cả khi gãy xương có di lệch.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Có 2 phương pháp điều trị chính:

Điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị không cần bó bột, thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít di lệch hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.

Bó bột: bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu. giữ bột trong khoảng 8-10 tuần.

Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi bó bột: đối với các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Do đó bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.

Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị bảo tồn cần kết hợp mang nẹp xương mác hoặc mang bốt đi bộ để tăng tính vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành vì vậy bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:

  • Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh
  • Có biến chứng chèn ép khoang đi kèm
  • Gãy xương hở
  • Gãy xương kín điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.
  • Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít và khung cố định ngoài.

Mỗi phương tiện kết hợp xương có các ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi được sử dụng phối hợp với nhau.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập các bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập nên được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.

Cập nhật: 24/03/2021 Theo vinmec
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video