Xương người nhẹ hơn theo thời gian

Tình trạng thiếu xương xốp khiến xương người trở nên nhẹ hơn, làm tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương.


Sự thay đổi xương xốp trên xương tay của tinh tinh, vượn người nguyên thủy Australopithecus africanus, người Neanderthal, người hiện đại (theo thứ tự từ trái sáng phải). (Ảnh: AMNH/J. Steffey and Brian Richmond)

Science Mag cho hay, xương tinh tinh có mật độ dày đặc một cấu trúc nhỏ gọi là xương xốp (spongy bone). Nhờ công nghệ quét CT, các nhà nghiên cứu phát hiện xương của tinh tinh hiện đại, vượn người nguyên thủy Australopithecus africanus, người Neanderthal, người Homo sapien, có mật độ xương xốp cao hơn nhiều so với con người hiện đại ngày nay.

Nhân tố thúc đẩy sự thay đổi có thể là lối sống ít vận động của con người.

Khi so sánh mật độ xương xốp trong khớp xương hông giữa động vật linh trưởng; người săn bắt hái lượm cổ đại và người nông dân cổ đại, các chuyên gia nhận thấy khớp hông của người săn bắt hái lượm gần như khỏe ngang với khỉ. Trong khi đó, khớp hông người nông dân cổ đại thiếu xương xốp đáng kể.

Các nhà khoa học kết luận, bộ xương của con người hiện đại ngày càng yếu đi do thiếu luyện tập thường xuyên và nghiêm ngặt, không phải do áp lực tiến hóa.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video