6 mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra khi ăn đồ sống như sushi, sashimi

Ăn sushi có an toàn hay không?
  •   4,36
  • 18.130

Sushi là món ăn trông rất hấp dẫn nhưng nếu biết những “sự thật” dưới đây về món sushi, e rằng mọi người sẽ phải suy nghĩ khi lựa chọn món ăn này.

Business Insider đã có cuộc nói chuyện với Tiến sĩ Tania Dempsey, một bác sĩ và là người sáng lập của Armonk Integrative Medicine (Y học tích hợp) ở Armonk, New York và Stella Metsovas, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của "Wild Mediterranean", về những điều đáng sợ có thể xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn nhiều cá sống, từ nhiễm giun ký sinh đến listeria.

1. Ngộ độc thủy ngân

Hầu hết các loại cá được sử dụng trong sushi và sashimi đều là những loài cá lớn như: Cá ngừ, cá đuôi vàng...
Hầu hết các loại cá được sử dụng trong sushi và sashimi đều là những loài cá lớn như: Cá ngừ, cá đuôi vàng...

Nhiễm độc thủy ngân có thể dẫn đến "các vấn đề về trí nhớ, yếu cơ, tê và ngứa ran, run rẩy và khó chịu", theo tiến sĩ Tania Dempsey.

"Tất cả các loại cá đều chứa mức thủy ngân nhất định, nhưng hầu hết các loại cá được sử dụng trong sushi và sashimi đều là những loài cá lớn, như cá ngừ, cá đuôi vàng, cá hồi, cá nóc, cá thu, sò, cua, mực tôm hùm, và chúng có lượng thủy ngân rất cao", Dempsey nói.

2. Sán dây ký sinh

Đã có một vài trường hợp bị sán dây từ việc ăn cá sống. Năm 2018, một người đàn ông được các bác sĩ lấy ra một con sán dây dài 5m ra khỏi cơ thể, nguyên nhân là do người đàn ông này thường xuyên ăn sushi làm từ tôm cá sống.

Trong một trường hợp khác, một người đàn ông phàn nàn về tình trạng đau bụng sau khi ăn sushi. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ tìm thấy ký sinh trùng đang hút chất nhầy ở thành bụng trên của anh ta.

Tiến sĩ Dempsey nói: “Đó là loại ký sinh trùng Anasaki, hay được gọi là bệnh giun cá trích, Anisakis tự bám vào dạ dày hoặc ruột và gây đau bụng cấp tính, nôn mửa và sốt. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến dị ứng, sốc phản vệ”.

3. Listeria - một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do thực phẩm bị ô nhiễm

Mối nguy hiểm chính của việc tiêu thụ cá sống là có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Mối nguy hiểm chính của việc tiêu thụ cá sống là có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm.

Khi ăn sushi bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn listeria, đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. "Các vi khuẩn gây bệnh như Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus có thể tàn phá ruột của bạn", chuyên gia dinh dưỡng Stella Metsovas chia sẻ.

"Mối nguy hiểm chính của việc tiêu thụ cá sống là có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, thường có những dấu hiệu điển hình như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng”.

4. Nhiễm khuẩn Salmonella

"Nhiễm độc Salmonella cũng có thể xảy ra từ sushi", tiến sĩ Dempsey cảnh báo. "Ngay cả nhiễm virus như norovirus cũng có liên quan đến việc ăn sushi sống”.

5. Ngộ độc thực phẩm scombroid

Khi cá không được giữ lạnh và bắt đầu phân hủy thì dễ dẫn đến nhiễm độc thực phẩm Scombroid.
Khi cá không được giữ lạnh và bắt đầu phân hủy thì dễ dẫn đến nhiễm độc thực phẩm Scombroid.

“Nhiễm độc thực phẩm Scombroid là một bệnh do một loại thực phẩm gây ra bởi histamine hình thành khi cá không được giữ lạnh và bắt đầu phân hủy", tiến sĩ Dempsey nói. "Các histamine dư thừa không bị phá hủy trong quá trình nấu và có thể gây ra phản ứng dị ứng và thậm chí sốc phản vệ".

Một báo cáo năm 2008 lưu ý rằng ngộ độc scombroid chiếm 38% trong tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến hải sản ở Hoa Kỳ, theo Food Safety Watch.

6. Bạn cũng có thể tiếp xúc với chất độc nhân tạo

Có một cuộc tranh luận trong cộng đồng hải sản về việc ăn cá nuôi hay cá đánh bắt tự nhiên thì tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Mặc dù cá nuôi trong trang trại sẽ không có nguy cơ nhiễm giun ký sinh, nhưng chúng sẽ tiếp xúc với chất độc nhân tạo.

Tiến sĩ Dempsey nói: "PCB (hợp chất clo) và thuốc trừ sâu đã được tìm thấy làm ô nhiễm cá nuôi cũng như cá hoang dã từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ciguatoxin là độc tố được sản xuất bởi các vi sinh vật tảo biển ảnh hưởng đến cá ăn gần các rạn san hô như cá hồng, cá mú, jack và barracuda”.

Nuốt phải ciguatoxin với số lượng lớn có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sau đó là các triệu chứng thần kinh và trong một số trường hợp hiếm gặp, ảo giác hoặc lo lắng. Chọn cá nhỏ hơn khi bạn đặt sushi giúp tiêu thụ chất gây ô nhiễm thấp hơn. Tiến sĩ Dempsey cũng khuyên bạn nên hỏi nhà hàng sushi nơi họ lấy nguồn hải sản để tránh ăn cá được nuôi hay đánh bắt gần các rạn san hô.

Lời khuyên của các chuyên gia để thưởng thức món sushi an toàn

  • Để có một bữa ăn ngon tốt nhất là nên đến nhà hàng hoặc mua sushi trong siêu thị.
  • Nếu bạn muốn tự chuẩn bị món sushi, thì nên mua cá dùng để chế biến sushi đã được làm lạnh theo quy định của FDA.
  • Ăn sushi càng sớm càng tốt, không nên để sushi trong tủ lạnh quá 24 giờ.

Không có loại thức ăn nào hoàn toàn không mang nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể thưởng thức món sushi một cách hợp lý và đúng cách miễn là còn có cá để chế biến món ăn.

Cập nhật: 12/03/2020 Trà Mi (Theo LiveScience), khampha
  • 4,36
  • 18.130