Châu thổ là vùng được hình thành nơi dòng sông chảy vào một đại dương, biển, hồ… làm lắng đọng trầm tích, để lại vẻ đẹp kỳ bí.
Các nhà khoa học quyết định sẽ chụp lại hệ thống châu thổ trên thế giới để thấy được vẻ đẹp “chằng chịt” của nó.
Tiến sĩ Helene Burningham, giảng viên môn địa chất tại Đại học College London, cho biết: “Các bức ảnh cho thấy một loạt hình thức liên kết với đồng bằng châu thổ sông. Vùng đồng bằng sông cũng cung cấp các hệ sinh thái vô cùng quan trọng".
Tuy nhiên, nếu sinh sống xung quanh vùng đồng bằng sẽ gặp nhiều nguy hiểm như lũ lụt, xói mòn.
Hiện tại, hệ thống các đồng bằng đang có xu hướng thay đổi và sẽ xảy ra theo chu kỳ. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là do hoạt động con người và sự kết hợp của mực nước biển dâng cùng với sự ấm lên toàn cầu.
Theo một thống kê, khoảng 1/15 dân số thế giới sống, hít thở và làm việc trên một trong 40 đồng bằng rộng lớn trên thế giới.
Sau đây là loạt ảnh hệ thống các đồng bằng trên thế giới:
Đây là cửa sông Betsiboka ở Madagascar, có thể mang theo nhiều phù sa màu đỏ xuống biển làm xói mòn và gây nhiều thiệt hại cho khu vực - (Ảnh: Daily Mail)
Đây là vùng đồng bằng trong quần đảo Bijagos, Tây Phi, nơi chỉ có 20 trong số 80 hòn đảo có thể sinh sống. Bức ảnh trông giống như một bức tranh Van Gogh - (Ảnh: Daily Mail)
Vịnh Papua, Papua New Guinea: khu vực rộng 400km nắm giữ một vùng biển khoảng 35.000km2, bờ biển được bao quanh bởi rừng ngập mặn - (Ảnh: Daily Mail)
Giống như cây sự sống: đồng bằng sông Lena ở Nga bao gồm 61.000km2, với 30.000km2 châu thổ - đây là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới - (Ảnh: Daily Mail)
Khatanga - đồng bằng sông ở Siberia, Nga, trông gần giống như một đám mây khi gió thổi qua khu vực - (Ảnh: Daily Mail)
Đồng bằng sông Yukon, Alaska, lớn hơn tiểu bang Oregon có khoảng 25.000 người dân sống xung quanh - (Ảnh: Daily Mail)
Tham khảo: Daily Mail