Nhờ kính viễn vọng radio Alma, các nhà khoa học đã lần đầu tiên chụp được hình ảnh rõ ràng nhất về sự hình thành của các hành tinh quanh một ngôi sao trẻ.
>>> Phát hiện "sửng sốt" về sự hình thành hành tinh
>>> Sự hình thành hành tinh trong đĩa khí
Ngôi sao này giống Mặt trời và được gọi là HL Tau, nằm trong các chòm sao Kim Ngưu, cách Trái đất 450 năm ánh sáng.
Hình ảnh về sự hình thành hành tinh quanh HL Tau đã khiến giới thiên văn học sửng sốt
HL Tau mới 1 triệu năm tuổi, và việc chụp được hình ảnh rõ ràng về sự hình thành của các hành tinh xung quanh nó khiến các nhà thiên văn học vô cùng ngạc nhiên.
Theo Space.com, HL Tau nằm ẩn trong một đám mây bụi và khí, do đó không thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Ngay cả khi quan sát bằng kính thiên văn đã được điều chỉnh phóng đại cũng khó thấy nó.
Tuy nhiên kính viễn vọng Alma đã “bắt” được ảnh của HL Tau bằng cách sử dụng các bước sóng dài hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, đây còn là ảnh rõ nhất, chi tiết nhất từ trước tới nay.
"Thật phi thường", tiến sĩ Aprajita Verma - một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Oxford nói, BBC đăng tải.
Đĩa nguyên hành tinh hình thành quanh HL Tau
"Đây thực sự là một trong những hình ảnh đáng chú ý nhất từng được nhìn thấy ở cấp độ bước sóng", nhà thiên văn học Crystal Brogan thuộc đài thiên văn NRAO (Mỹ) nói. "Mức độ chi tiết của nó thậm chí còn ấn tượng hơn nhiều hình ảnh quang học”.
Kính viễn vọng radio Alma là kính thiên văn tân tiến nhất thế giới. Khả năng phân giải cao của nó tương đương với việc con người nhìn thấy một đồng xu từ hơn 68 dặm (110km).