Mặt trời xuất hiện với diện mạo kỳ lạ, còn đảo san hô vòng giống như viên ngọc xanh khổng lồ giữa đại dương.
Tên lửa Proton-M mang theo ba vệ tinh của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan vào ngày 2/9. (Ảnh: AFP).
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ ghép nhiều bức ảnh với nhau để tạo nên hình ảnh về bầu khí quyển và từ trường của mặt trời. (Ảnh: NASA).
Hình ảnh thiên hà xoắn NGC 4921 cách trái đất khoảng 320 triệu năm ánh sáng do kính thiên văn không gian Hubble chụp. (Ảnh: AFP).
Hình ảnh bão nhiệt đới Frank trên bán đảo Baja California, Mexico vào ngày 28/8 do máy bay giám sát các cơn bão mang tên Global Hawk của Mỹ chụp. (Ảnh: NASA).
Vài trăm ngôi sao mới hình thành nung nóng bụi khí trong thiên hà Triangulum, tạo nên ánh sáng màu đỏ. Kính thiên văn không gian Hubble chụp được hình ảnh này. (Ảnh: NASA).
Những ngọn núi lửa bị tuyết bao phủ trên đảo Four Mountains, bang Alaska, Mỹ gợi cho người ta nhớ tới hình ảnh của một hành tinh lạ. Vệ tinh Terra của Mỹ chụp được cảnh tượng này vào ngày 27/8. (Ảnh: AFP).
Đảo san hô vòng Mataiva thuộc quần đảo Polynesia và phá nằm bên trong nó nổi bật giữa làn nước xanh dương thẫm của Thái Bình Dương. Một phi hành gia chụp được ảnh này từ vũ trụ. (Ảnh: NASA).
Khói phun tra trong lần thử nghiệm Development Motor-2, động cơ tên lửa lớn nhất và mạnh nhất mà NASA chế tạo để đưa tàu vũ trụ vào không gian, vào ngày 31/8. (Ảnh: NASA).
Hình ảnh cơn bão Earl do phi hành gia Douglas Wheelock (Mỹ) chụp từ trạm Không gian quốc tế vào ngày 31/8. (Ảnh: AP).