Áo giáp từ vật liệu phi Newton siêu khủng

  •   1,85
  • 4.284

Học viên trường Không quân Mỹ đang phát triển một "chất lỏng" làm áo giáp, có khả năng chống lại được đạn của một khẩu súng lục.

Cổng thông tin airforcetimes.com đã thông báo rằng, học viên của Học viện Không quân Hoa Kỳ, Hayley Weir đã tạo ra một nguyên mẫu "chất lỏng" làm áo chống đạn, có khả năng ngăn cản được đạn súng lục.

Hayley Weir bắt đầu quan tâm đến những vật liệu để tạo ra áo giáp vào năm 2014 khi thực hiện làm những bài tập hóa học.

Khi đó cô học viên này đã đưa ra 3 vật liệu (sợi Carbon, sợi Kevlar, keo Epoxit) và đề xuất liên kết chúng lại với nhau để thu được một mẫu có thể chặn một viên đạn.

Học viên trường Không quân Mỹ đang phát triển một "chất lỏng" làm áo giáp.
Học viên trường Không quân Mỹ đang phát triển một "chất lỏng" làm áo giáp.

Học viên trường Không quân Mỹ đang phát triển một "chất lỏng" làm áo giáp, có khả năng chống lại được đạn của một khẩu súng lục.

Hayley Weir đã tự tạo ra được một tấm áo giáp và cô đang tiếp tục công việc với mục đích tăng khả năng của chúng hơn nữa.

Trong những cuộc thử nghiệm tiếp theo Weir đã thử nghiệm một vài loại chất lỏng phi Newton (có độ nhớt không tuân theo định luật của Newton) cùng với keo Epoxit, và một trong những cuộc thử nghiệm này viên đạn bắn tới đã không thể xuyên qua được lớp chất lỏng này.

Sau đó cô tiếp tục thực hiện thêm các thử nghiệm khác khi kết hợp sợi Kevlar và sợi Carbon, cuối cùng cô đã tạo ra được một tấm giáp có đủ độ nhẹ và đủ tính đàn hồi có thể mang theo hằng ngày, chúng có khả năng chống được đạn của súng lục với cỡ nòng 44 Magnum.

Một cuộc thử nghiệm đã được thực hiện và các chuyên gia phát hiện ra rằng, tốc độ viên đạn càng lớn, năng lượng càng cao thì càng nhanh bị chặn lại bởi áo giáp này.

Trong các cuộc thử nghiệm này, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, tốc độ cao hơn và năng lượng đầu đạn lớn hơn sẽ bị dừng lại nhanh hơn với áo giáp bằng chất lỏng này.

"Lực của viên đạn càng lớn thì độ chắc chắn của chất lỏng phi Newton càng cao và sẽ làm cho đường đạn dừng lại nhanh hơn", Hayley Weir cho biết.

Lực của viên đạn càng lớn thì độ chắc chắn của chất lỏng phi Newton càng cao.
Lực của viên đạn càng lớn thì độ chắc chắn của chất lỏng phi Newton càng cao.

Hayley Weir hoàn thành xong việc học của mình tại Học viện và cô có dự định tiếp tục làm việc với "chất lỏng" làm áo chống đạn tại đại học Clemson (bang South Carolina).

Nhờ việc tạo ra vật liệu này bây giờ có thể được sử dụng để sản xuất hàng loạt áo giáp chống đạn và vật liệu bảo vệ. Sáng kiến của cô khi hoàn thành sẽ được ứng dụng trong kỹ thuật quân sự.

Chất lỏng phi Newton có độ nhớt phụ thuộc vào vận tốc tác động. Đây là những vật liệu có thể từ lỏng hóa rắn, từ rắn hóa lỏng hoặc dầy và xốp lên.

Nguyên tắc phản kháng lực xuất hiện trong chất lỏng Newton dựa trên sự tương tác giữa các phần tử tương đối lớn của hỗn hợp nửa lỏng, nằm trong bất kỳ chất lỏng nào đều có chuyển động Brown, tại vị trí chịu lực để phản ứng lại với tác động cơ học đó các phần tử nhanh chóng xếp thành hàng trong chuỗi phân tử và tạo ra loại hàng rào bảo vệ.

Vào tháng 4/2015, việc tạo ra lớp giáp với chất lỏng phi Newton được công bố ở Ba Lan, tại trường đại học công nghệ bảo mật Moratex.

Cập nhật: 16/05/2017 Theo Báo Đất Việt
  • 1,85
  • 4.284