Bạn có thực sự cần Sun Weblog Publisher

  •  
  • 165

Bạn có ngạc nhiên không khi thấy đột nhiên tất cả mọi ứng dụng trên desktop hình như được thêm một mở rộng blog. Đó chính là nhờ tiện ích Sun Weblog Publisher (SWP) do Sun Microsystem cung cấp cho StarOffice và OpenOffice.org. SWP khá dễ dàng trong cài đặt và sử dụng, nhưng sự chuyển từ trình soạn thảo văn bản Writer sang ngôn ngữ đánh dấu (markup language) trên website blog thì không được suôn sẻ cho lắm. Và các tuỳ chọn để upload bài viết (entry) bị giới hạn hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ.

Bạn có thể download Sun Weblog Publisher về từ Sun Global Specials Store với giá 10 đô la. Tiện ích này chạy trên GNU/Linux, Solaris và Windows với hai phiên bản tiếng Anh, tiếng Đức

Trong quy định bản quyền đối với người dùng cuối, SWP cấp phát đặc quyền mở rộng để sử dụng trên các trạm làm việc hoặc các mạng nhưng lại giới hạn không chỉ cấm sao chép tự do và chỉnh sửa mà còn cả đánh dấu điểm chuẩn để kiểm thử tính năng tiện ích cũng như so sánh, sử dụng phần mềm trong điều kiện hạt nhân.

Để chạy SWP bạn cần Java Runtime Enviroment và hoặc là StarOffice 8 Update 4 hoặc là OpenOffice.org 2.04 (hoặc mới hơn). Bạn cũng cần một trong các chương trình viết blog mà SWP hỗ trợ như: Blogger, Roller, WordPress, Atom hoặc bất kỳ chương trình nào hỗ trợ MetaWeblog API.

Do SWP được viết dưới dạng add-on nên muốn cài đặt nó chỉ cần vào Tools -> Extension Manager trong StarOffice hoặc Tools -> Package Manager trong OpenOffice.org và mô tả gói trong cửa sổ mở ra. Sau lần khởi động bộ Office tiếp theo, bạn sẽ thấy một menu Webblog được thêm vào giữa Tools và Window với một bảng màu nổi cho các tuỳ chọn weblog.

Sau khi cài đặt Publisher, bạn cần cấu hình nó để sử dụng phù hợp theo yêu cầu của mình qua Webblog -> Settings. Settings hỗ trợ bất kỳ số blog nào, mỗi số được định nghĩa bởi phần mềm nó sử dụng, đường dẫn URLusername. Nếu bạn chọn, SWP cũng có thể nhớ mật khẩu cho bạn. Nhưng thêm một blog vào phải mất vài phút, đủ thời gian cho bạn tự hỏi liệu SWP có “đơ” không! Trong thời gian đó, SWP không chỉ thiết lập một kết nối tới blog mà còn download một danh sách thông tin vào và thẻ trên blog bạn có thể dùng sau này.

Viết và định dạng

Bạn có thể dùng SWP để soạn thảo một entry (bài viết) mới trên blog trong trình soạn thảo Writer. Đồng thời bạn cũng có thể vào Webblog => Edit để chỉnh sửa hoặc đọc lại một bài đã post. Khi chỉnh sửa một bài mới đưa lên, bạn sẽ gặp chút trở ngại vì SWP sẽ phải tìm trên danh sách của bạn các lựa chọn có thể.

Khi đã sẵn sàng đưa bài lên, bạn vào Webblog => Send to Webblog. Cửa sổ hộp thoại mở, bạn có thể chọn blog cho kiểu post, tiêu đề, thẻ (hay catagory trong SWP) để đưa bài viết lên. Thật lạ là kiểu bài viết chỉ được giới hạn ở một lựa chọn cho một entry mà sự thật thì hầu hết blogger đều hiểm khi thấy có chương trình nào “hà tiện” như vậy.

Bạn cũng có thể chọn upload theo kiểu một entry mới, đưa nó lên một lần hoặc giống như một đoạn văn nháp (draft) và giữ nó riêng tư. Nếu bạn chọn đưa bài viết lên dưới dạng draft, bạn không thể mở nó ra xem ngay trong trình duyệt Web mặc định. Đây quả là một thiếu sót không đáng có gây khó chịu cho người dùng vì thông thường ai cũng nóng lòng muốn kiểm tra định dạng của đoạn văn (nhất là khi mới lần đầu tiên sử dụng SWP) và đưa lên các yêu cầu đăng nhập.

Nếu không chọn SWP lưu lại mật khẩu, có thể bạn sẽ phải chờ khoảng 30 giây cho phần mềm tìm tới website. Nhưng do các entry ở dạng file text marked-up nên quá trình upload nhanh hơn, thậm chí với cả các bài lớn hơn 1000 từ.

Dù trong soạn thảo hay chỉnh sửa thì cải tiến lớn nhất của SWP là bạn có thể dùng giao diện quen thuộc của OpenOffice hoặc StarOffice mà không cần phải bắt đầu học cách sử dụng một giao diện mới khác như của TinyMCE chẳng hạn. Mặc dù vậy thì cải tiến này đem lại lợi ích ít hơn là người ta nói. Định dạng cơ bản như độ đậm, nghiêng thường giữ được nếu upload từ SWP lên website blog, nhưng khi làm với WordPress thì không hiệu quả. Bảng thậm chí còn tệ hơn. Để upload được một bảng lên blog cần rất nhiều thời gian, nhưng một nửa nội dung chỉ là của các ô riêng lẻ. Bạn cũng không thể upload được ảnh lên.

Các dòng hay chữ nghệ thuật sẽ upload lên thành công nếu bạn nhớ nhóm lại tất cả các phần tử sau khi chỉnh sửa xong. Tuy nhiên, nó giữ lại nền cho các đối tượng, vì thế nếu bạn quyết định sử dụng SWP, bạn nên nghĩ đến việc thiết kế một mẫu có cùng nền như blog để các dòng chữ nghệ thuật có thể vừa vặn ở đó.

Như đã biết, StarOffice.org và StarOffice nổi tiếng với trình soạn thảo HTML giới hạn và chủ trương làm sạch mã nguồn. Tôi đã hơi căng thẳng khi nhìn thấy các thẻ div trong phần kiểm tra upload đến WordPress nhưng rồi an tâm rằng chúng không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề về hiển thị cho các bài viết được đưa lên.

Có thể nói SWP khá hữu ích khi viết blog với định dạng đơn giản. Không có gì hơn ngoài kiểu văn bản text và bạn nên kiểm tra lại kết quả sau khi upload vì nó không hoàn hảo như mong muốn - một bước nên làm để loại bỏ một số tiện ích của phần mềm.

Sử dụng hay không?

SWP có đáng để cài đặt? Giá cả hợp lý nhưng đối với một mở rộng mang tính thương mại như SWP thì dường như nó đi ngược lại với ý tưởng khuyến khích thêm nhiều người dùng sử dụng phần mềm chính. Giả sử bạn không có lý do phản đối sở hữu các mở rộng thì câu trả lời vẫn chủ yếu tuỳ thuộc vào sự thoải mái với các giao diện khác nhau và định dạng bạn cần.

Mặt khác, nếu bạn đã biết về Writer và thích thú với nó thì sử dụng SWP cũng là một lựa chọn đáng giá để biết thêm về giao diện mới mà phần mềm ở blog của bạn cung cấp. Và hầu hết các giao diện viết blog đều rất đơn giản, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi cho người dùng, để họ không phải nghĩ 2 lần trước khi bắt tay vào viết một bài nào đó. Nhiều chương trình không đòi hỏi bất kỳ đánh dấu nào cả.

Tương tự, nếu như SWP cung cấp nhiều định dạng nâng cao hơn nhiều giao diện blog khác (về mặt lý thuyết, còn thực tế thì không phải lúc nào cũng được như vậy) thì câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người cần điều đó.

SWP có thể đã tìm ra được thị trường cho mình một vài năm trước đây, khi giao diện viết blog ít nâng cao. Nhưng hiện nay nó ở vào vi trí lúng túng ngượng nghịu, cung cấp sự tiện ích mà hoặc là không còn cần thiết nữa, hoặc là đã có hàng tá chương trình khác cung cấp rồi. Nhiều chức năng nâng cao có thể sẽ không bao giờ cần dùng đến. May mắn là việc gỡ bỏ nó cũng dễ dàng như cài đặt vậy. 

 

T.Thu
Theo Linux, QuanTriMang
  • 165