Phát hiện ô nhiễm nguồn nước trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng băng vệ sinh. Đây là một nghiên cứu mới của hai kỹ sư môi trường David Nicholas Lerner và Dave Mark Chandler tại Đại học Sheffield, Anh
Những nhà bảo vệ môi trường giờ đây đã có thêm một vũ khí mới để phát hiện các cống thải làm ô nhiễm nguồn nước: băng vệ sinh phát sáng. Những nhà nghiên cứu sẽ thả băng vệ sinh mới xuống sông, sau đó dùng ánh đèn UV để kiểm tra. Nếu những băng vệ sinh này phát sáng, như những chiếc áo mới được giặt sáng lên dưới ánh đèn UV, điều này chỉ ra rằng dòng sông đó đã bị nhiễm bẩn bởi các chất tẩy trắng hữu cơ thường hay được dùng trong giấy vệ sinh, bột giặt và dầu gội đầu. Từ đó có thể suy ra nguồn nước thải chưa qua xử lý đang được đổ thẳng ra các con sông.
Theo một bản báo cáo được công bố bởi Tạp chí Nguồn nước và Môi trường của Đại học Sheffield, kỹ sư môi trường David Nicholas Lerner và Dave Mark Chandler tin rằng cách làm này rất hiệu quả. Lerner cho biết, tại Anh có tới hơn 1 triệu gia đình đã lắp đặt sai hệ thống nước, nối liền với mạch ống nước sử dụng khi ngập lụt, điều này có nghĩa là nước thải của các gia đình đã được đổ thẳng ra sông, thay vì dẫn đến các nhà máy xử lý. Anh cũng cho biết thêm: “Không may rằng việc phát hiện nguồn gốc của vấn đề này là rất khó, bởi nước thải liên tục được đổ ra và không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hơn nữa việc kiểm tra nguồn nước lại phức tạp và tốn kém.”
Sử dụng băng vệ sịnh để pháp hiện ô nhiễm nguồn nước là một ý tưởng vô cùng độc đáo
Trái lại, cách kiểm tra bằng băng vệ sinh lại rất có lợi. Lerner đã trả lời hãng NBC rằng: “Băng vệ sinh rất rẻ! Ngay cả việc phân tích hóa học cơ bản của một mẫu nước cũng là một công việc to lớn. Chúng tôi không cần kiểm tra chi tiết về các loại chất độc hại khác, mà chỉ cần xác định mức ô nhiễm của cống thải. Có thể sử dụng thước đo huỳnh quang để phát phiện các chất tẩy trắng hữu cơ, nhưng nó khá tốn tiền. Chúng tôi chỉ cần một chiếc đèn UV có giá 10 đô và hộp chắn sáng.”
Sản phẩm vệ sinh phụ nữ này là một công cụ hữu hiệu, bởi băng vệ sinh được làm từ bông tự nhiên, trong khi hầu hết các loại bông thấm nước khác luôn chứa chất tẩy trắng mà các nhà nghiên cứu muốn phát hiện. Ngoài ra, băng vệ sinh cũng rất dễ sử dụng.
Sau khi tiến hành những khâu chuẩn bị trong phòng thí nghiệm, những nhà nghiên cứu sẽ thả băng vệ sinh trong 3 ngày tại 16 ống xả lũ dẫn ra sông, suối tại Sheffield. Khi họ đi thu thập những chiếc băng vệ sinh này và soi dưới tia UV, có 9 chiếc đã phát sáng cho thấy liên hệ với các chất tẩy trắng.
Băng vệ sinh sẽ được ngâm dưới khu vực bị nghi ô nhiễm nguồn nước trong vòng 3 ngày. (Ảnh NBC News)
Với sự giúp đỡ của cơ sở địa phương Yorkshire Water, đoàn nghiên cứu đã tìm lại được 4 trên 9 cống thải khả nghi. Trong quá trình lần theo các đường ống, các nhà nghiên cứu sẽ thả một chiếc băng vệ sinh vào mỗi miệng cống, dần dần thu hẹp diện tích tìm kiếm để có thể kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Đã có lần chỉ cần qua kiểm tra trực quan họ có thể xác nhận rằng các đường thoát nước đã được nối không chính xác.
Ô nhiễm nước thải rất có hại, làm thay đổi hệ sinh thái sông và tạo ra rêu tồn đọng màu xám ở dưới đáy sông. Nếu như tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn sẽ giết chết các loài cá và các loài động vật không xương sống dưới nước. Nhưng Lerner cũng nói rằng khi được biết về vấn đề này, hầu hết các gia đình đều nhanh chóng sửa chữa. Bước tiếp theo trong dự án, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra nguồn nước của sông Bradford Beck, dòng sông chảy qua thành phố Bradford của tỉnh West Yorkshire. Lerner hiện đang tiến hành một dự án khoa học được tổ chức bởi Friends of Bradford's Becks hợp tác với Đại học Sheffield, hội đồng địa phương, công ty nước và các cơ quan môi trường.
Anh cho biết thêm: “Đầu tiên phải tiến hành các cuộc điều tra bằng cách sử dụng băng vệ sinh, để có thể thu hẹp diện tích nơi xảy ra ô nhiễm, sau đó mới có thể tìm ra nguồn gốc và kiểm soát tình trạng này. Chúng tôi sẽ mời các công ty nước tới để tìm ra các hộ gia đình lắp đặt sai ống dẫn nước. Về căn bản chúng tôi đã thí nghiệm thành công cách sử dụng băng vệ sinh và hy vọng các công ty nước sẽ áp dụng biện pháp này.”