Bất kể nam hay nữ, 2 bộ phận này trên cơ thể càng to càng nguy hiểm tính mạng

  •   4,73
  • 5.027

Ngực to hay "vòng ba" to là những điều chị em rất thích nhưng có những bộ phận ngược lại nếu càng to thì càng có vấn đề, cảnh báo sức khỏe có thể gặp vấn đề.

1. Bụng to

Béo bụng còn được gọi là béo phì nội tạng và béo phì trung tâm. Loại béo phì nội tạng này có hại cho cơ thể con người hơn là béo phì nói chung.

Mỡ nội tạng là chất béo được lưu trữ trong khoang bụng và bao quanh nhiều cơ quan nội tạng bao gồm gan, tuyến tụy và ruột. Tại thời điểm này, ngay cả khi cân nặng đạt tiêu chuẩn, cơ thể vẫn có nguy cơ mắc một loạt các bệnh.

Béo bụng còn được gọi là béo phì nội tạng và béo phì trung tâm.
Béo bụng còn được gọi là béo phì nội tạng và béo phì trung tâm. (Ảnh minh họa).

Eo dày một cm, tuổi thọ giảm đi một năm

Giáo sư Tong Nanwei, Trưởng khoa Nội tiết và Chuyển hóa, Bệnh viện Tây Trung Quốc, Đại học Tứ Xuyên đã nói về tác động của việc béo phì ở bụng:

  • Một lượng lớn chất béo nội tạng có thể đẩy dạ dày lên cao và gây ợ nóng;
  • Nó có thể chèn ép không gian giãn nở của phổi và gây khó thở;
  • Sự tiết ra các chất khác nhau làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và chuyển hóa (tiểu đường,...).

Tuy nhiên, tác động của béo bụng tới sức khỏe không chỉ như vậy mà còn nghiêm trọng hơn:

Gan nhiễm mỡ

Bụng là nơi tập trung các cơ quan quan trọng như gan, tuyến tụy, dạ dày và ruột. Mỡ nội tạng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Trung Quốc đã chỉ ra rằng béo phì trung tâm là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến gan nhiễm mỡ không cồn.

Ung thư


Vòng bụng lớn có liên quan tới 18 bệnh ung thư. (Ảnh minh họa).

Theo Singularity.com, chất béo trong dạ dày sẽ giải phóng các chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, một cuộc khảo sát với 20 triệu người châu Á đã phát hiện ra rằng vòng bụng lớn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc 18 bệnh ung thư.

Bệnh tim

Mỡ bụng quá nhiều sẽ làm tăng nhu cầu lưu lượng máu, điều này sẽ làm tăng gánh nặng bơm máu của tim và tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Béo phì cũng dễ gặp các vấn đề như vô sinh. Những người như vậy dễ gặp vấn đề với nội tiết sinh sản, chất lượng tinh trùng của nam giới bị giảm và sự chuyển hóa estrogen của nữ giới dễ dẫn đến thất bại trong việc gây rụng trứng.

3 cách kiểm tra bạn có bị béo bụng hay không

Thứ nhất: đo vòng eo

Nếu vòng eo của nam giới ≥85 cm, chu vi vòng eo của phụ nữ ≥80 cm, đó là béo bụng.

Tuy nhiên, phương pháp đo vòng bụng để xác định béo bụng cũng có những hạn chế.


Vòng eo nữ giới lớn hơn hoặc bằng 80cm là béo bụng. (Ảnh minh họa).

Thứ hai: đo hàm lượng chất béo

Khi chúng ta nói về béo phì, chúng ta đang nói về hàm lượng chất béo trong cơ thể.

Với sự trợ giúp của các dụng cụ, CT và cộng hưởng từ là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán béo bụng và hàm lượng mỡ trong cơ thể.

Thứ ba: mắt thường

Ngoài ra còn có phương pháp trực quan nhất: đứng thẳng và nhìn xuống. Nếu dạ dày của bạn nổi bật hơn phần ngực, thì bạn đã đạt được tiêu chuẩn béo bụng ngay cả khi chỉ số BMI của bạn nằm trong phạm vi bình thường.

2. Béo cổ

Ngoài việc tập trung vào trọng lượng và chu vi vòng eo, bạn cũng cần tập trung vào chu vi cổ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có đầu "tròn" và cổ dày có quá nhiều vấn đề về sức khỏe.


Cổ quá dày cũng dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Chu vi cổ càng lớn, bạn càng dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

Bệnh tim mạch 

Cổ dày hơn có nghĩa là bạn có nhiều khả năng có lipid máu bất thường, vì vậy hãy cẩn thận với bệnh tim mạch vành. Cằm đôi và cổ ngắn có thể là dấu hiệu của một trái tim không khỏe mạnh. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học mới 2017 cho biết:

  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao nhất ở nam giới có chu vi cổ là 36,38 ~ 37,80cm.
  • Phụ nữ có chu vi cổ 33,60 - 35,35cm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên 1,42 lần, phụ nữ có chu vi cổ từ 35,35cm trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên 2,54 lần.

Ngưng thở khi ngủ 

Chất béo tích tụ trên cổ có thể làm tăng tải hoạt động đường thở, có thể gây ra và làm nặng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Ở khoa hô hấp, chu vi cổ thường được đo để giúp xác định nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bệnh tiểu đường

Ngay cả khi chu vi vòng eo đạt tiêu chuẩn, nếu cổ quá dày sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những người có cổ dày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất. Tốt nhất nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường cũng liên quan chặt chẽ với hội chứng ngưng thở khi ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn ở bệnh nhân tiểu đường là hơn 60%. Và hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến lượng đường trong máu tăng lên bằng cách gây ra các vấn đề như hưng phấn thần kinh giao cảm và thiếu oxy.

Bệnh cường giáp

Cổ dày, còn được gọi là bướu cổ, là một triệu chứng điển hình của cường giáp. Khi phía trước cổ, cả hai bên của khí quản sưng lên kèm theo giảm cân, đánh trống ngực và các triệu chứng khác, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách tự kiểm tra chu vi cổ


Chu vi cổ ở nam giới nên nhỏ hơn 38 cm và ở nữ giới nên nhỏ hơn 35cm mới an toàn. (Ảnh minh họa).

Giữ cho cơ thể của bạn thẳng đứng và cánh tay của bạn buông xuống một cách tự nhiên. Yêu cầu những người khác giúp đo phần mỏng nhất của cổ bằng thước dây, đó là chu vi của cột sống cổ thứ bảy (phần nổi bật nhất của cổ sau khi bạn cúi đầu xuống).

Chu vi cổ của một người bình thường nên là:

  • Nam <38cm
  • Nữ <35cm

Cho dù cơ thể bạn có cân nặng vừa phải nhưng nếu chu vi cổ vượt quá 2 con số trên thì nên đặt biệt lưu ý.

Cập nhật: 18/01/2020 Theo khampha
  • 4,73
  • 5.027